Dịp Tết, xưởng làm đầu lân ở TP. HCM thu trăm triệu mỗi tháng

Những ngày cận Tết, xưởng làm lân của anh Bành Chí Hùng (quận Bình Tân) tất bật làm thêm buổi tối để kịp giao hàng cho khách, thu về khoảng 100 triệu đồng/tháng.

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2022, anh Bành Chí Hùng (39 tuổi), chủ cơ sở sản xuất lân Thuận Anh Hãng (quận Bình Tân, TP. HCM) cùng các thợ phải làm thêm buổi tối để kịp giao hàng cho khách.

Anh Hùng cùng các thợ phải làm thêm buổi tối để kịp giao hàng cho khách

Bài liên quan

Một miền cho Tết!

Thị trường vé máy bay Tết Nguyên đán Nhâm Dần nhộn nhịp trở lại

Chăm lo Tết vui vẻ, an toàn, hạnh phúc, đầm ấm cho người dân

Nữ bệnh nhân ung thư bật khóc khi được đi 'siêu thị mini Tết 0 đồng'

Gắn bó với công việc này 18 năm nay, anh Hùng cho biết xưởng đắt hàng nhất vào mỗi dịp Tết Trung thu và Nguyên đán. Hiện anh Hùng có 9 nhân công, đều là những người có kinh nghiệm trong việc chế tạo đầu lân.

Hiện anh Hùng có 9 nhân công, đều là những người có kinh nghiệm trong việc chế tạo đầu lân

Công đoạn đầu tiên để lân thành hình là lên khung bằng tre, mây, nứa mất khoảng 1 - 3 ngày. Cây mây phơi khô, chẻ nhỏ, vót mịn có độ dẻo cao nên dễ uốn. Khó nhất của công đoạn này là lúc uốn tạo các đường cong làm sao để không bị gãy, tạo ra sự chắc chắn và độ chính xác cao nhất.

Công đoạn đầu tiên để lân thành hình là lên khung bằng tre, mây, nứa mất khoảng 1 - 3 ngày

Một người thợ nếu mỗi ngày làm chăm cũng chỉ xong một khung, với những đầu lân phức tạp thường mất nửa tuần. Sau khi hoàn thành xong bộ khung, người thợ dán từng miếng vải màn, giấy xuyến lên đầu lân đã được định hình sẵn bằng hồ và keo, sau đó đem phơi nắng khoảng một ngày.

Lân chủ yếu tô bằng những màu có tông rực rỡ như xanh, đỏ, vàng...

Lân chủ yếu tô bằng những màu có tông rực rỡ như xanh, đỏ, vàng... Một đầu lân có hồn phụ thuộc cách bố trí màu sắc và hoa tay của người vẽ. Mỗi sản phẩm thợ trong xưởng mất 3 ngày trang trí xong.

"Vẽ đầu lân phải có đam mê, một chút hoa tay cùng với chịu khó học hỏi và luyện tập. Tôi mất khoảng 3 ngày mới vẽ xong một đầu lân, nhiều khi khách yêu cầu đầu lân tinh xảo thì tốn thời gian hơn nữa", anh Nguyễn Hồng Phát, thợ vẽ lân cho biết.

Một người thợ khác phụ trách công đoạn tân trang, dán lông, lắp mắt lân

Sau khi đầu lân đã cơ bản hoàn thiện, một người thợ khác phụ trách công đoạn tân trang, dán lông, lắp mắt lân. Đầu lân thường trang trí bằng lông cừu, lân đẹp là những con có đôi mắt và bộ râu thể hiện được uy quyền.

Lân thường chia làm 3 kiểu dáng là phật sơn, hạc sơn và phật hạc

Lân thường chia làm 3 kiểu dáng là phật sơn, hạc sơn và phật hạc. Mỗi đầu có giá từ 5 đến 7 triệu đồng. Theo lời người chủ, ngày thường xưởng sản xuất được khoảng chục con lân mỗi tháng, gần Tết cố tăng ca tối cũng chỉ thêm được 3 cái, doanh thu khoảng 100 triệu đồng/tháng.

Ngoài bán ở thị trường Việt Nam, hàng của Thuận Anh Hãng còn được xuất khẩu qua Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Singapore... Song, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đơn hàng năm nay giảm đáng kể.

Một số hình ảnh do PV báo Nhà báo & Công luận ghi nhận:

Ngày thường xưởng sản xuất được khoảng chục con lân mỗi tháng, gần Tết cố tăng ca tối cũng chỉ thêm được 3 cái

Các công đoạn không tốn quá nhiều công sức nhưng đòi hỏi sự tỉ mẩn cao

Mỗi đầu có giá từ 5 đến 7 triệu đồng

Ngoài bán ở thị trường Việt Nam, hàng của Thuận Anh Hãng còn được xuất khẩu qua Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Singapore...

Kỳ Hoa

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/dip-tet-xuong-lam-dau-lan-o-tp-hcm-thu-tram-trieu-moi-thang-post178372.html