Độ tuổi kết hôn trung bình sớm nhất ở Việt Nam là bao nhiêu?
Người dân tỉnh, thành nào kết hôn muộn nhất, sớm nhất? Chú rể của dân tộc nào không đi đón cô dâu trong ngày cưới? Vỗ mông chọn vợ là phong tục của người dân tộc nào?
1. Độ tuổi kết hôn trung bình sớm nhất ở Việt Nam là bao nhiêu?
icon
21,5
icon
21,8
icon
21,9
Câu trả lời đúng là đáp án C: Độ tuổi kết hôn trung bình của Lai Châu năm 2022 là 21,9, thấp nhất cả nước. Dù vậy, con số này đã tăng 1,5 tuổi so với năm 2018, thời điểm mà tỉnh này có độ tuổi kết hôn trung bình 20,6. Nhiều tỉnh khác của khu vực miền núi phía Bắc là Hà Giang, Điện Biên, Sơn La cũng có độ tuổi kết hôn quanh mức 22. Đây là khu vực mà hầu hết người dân thuộc dân tộc thiểu số, thường xảy ra tình trạng tảo hôn (lập gia đình khi nam chưa đủ 20 hoặc nữ chưa đủ 18 tuổi). Tỷ lệ tảo hôn của người dân dộc thiểu số thường trên 20%, cao nhất là các dân tộc Hoa, Chơ Ro, Ơ Đu, Thổ, Ngái. Chống nạn tảo hôn là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra ở các địa phương này.
2. Đỉnh núi cao thứ hai ở Việt Nam nằm ở tình này?
icon
Đúng
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Đỉnh Pusilung (3.083 m) nằm ở xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giáp biên giới Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao thứ hai Việt Nam, sau Fansipan. Cung leo 3 ngày 2 đêm với tổng chiều dài hơn 60 km là điểm đến trong mơ của những người có kinh nghiệm leo núi vì đây là cung dài, khắc nghiệt bậc nhất Tây Bắc. Để đến được đỉnh, người leo núi phải vượt qua khoảng 11 con suối lớn nhỏ, những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ, các đoạn rừng lau, cỏ tranh, rừng trúc, dẻ, sồi, đỗ quyên vàng cổ thụ... đặc biệt sẽ đặt chân đến cột mốc 42 được xây dựng năm 2008, đây là mốc biên giới cao thứ hai trên toàn lãnh thổ Việt Nam (chỉ sau mốc 79) nằm trên cao độ 2.866 m.
3. Người dân tỉnh, thành nào kết hôn muộn nhất?
icon
Hà Nội
icon
TP.HCM
icon
Đà Nẵng
Câu trả lời đúng là đáp án B: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của người dân TP HCM là 29,8, cao hơn gần 3 tuổi so với mức trung bình cả nước, theo Niên giám thống kê 2022. Người dân TP HCM có xu hướng ngày càng kết hôn muộn. Năm 2018, độ tuổi kết hôn trung bình của thành phố này là 27,7, năm 2020 và 2021 lần lượt là 28 và 29 tuổi. Ngoài TP HCM, Cần Thơ là địa phương có tuổi kết hôn trung bình trên 29. Một số tỉnh, thành khác cũng có độ tuổi kết hôn trung bình từ 28 trở lên là Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, Bạc Liêu.
4. Chú rể của dân tộc nào không đi đón cô dâu trong ngày cưới?
icon
Bố Y
icon
Nùng
icon
Thái
Câu trả lời đúng là đáp án A: Chú rể người Bố Y không bao giờ đi đón cô dâu trong lễ cưới. Bố Y (tên gọi khác là Chủng Chá, Trọng Gia) là một trong những tộc người có dân số ít nhất Việt Nam. Theo cuốn Tìm về cội nguồn văn hóa núi (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2014), trong lễ cưới của người Bố Y, cô dâu sẽ được em gái của chú rể đem một con ngựa hồng đẹp mã đến đón về nhà chồng. Cô dâu chỉ được gặp chú rể khi bước vào nhà chồng, cả hai làm lễ tạ ông bà tổ tiên, thần linh, ma tốt...
5. Vỗ mông chọn vợ là phong tục của người dân tộc nào?
icon
Người Mông
icon
Người Chru
icon
Người Mường
Câu trả lời đúng là đáp án A: Người Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) ngoài tục chặn đường cướp dâu còn có tục vỗ mông để chọn bạn đời. Đầu năm, trai gái Mông háo hức sắm sửa quần áo đẹp đi chơi xuân. Trên các bãi đất trống, trai gái thi nhau thổi khèn, ném còn giao duyên. Thực ra, các đôi nam nữ người Mông nên duyên không phải do vô tình tìm được nhau mà thường đã có sự tìm hiểu trước. Tham gia tục vỗ mông là cơ hội để hai người gặp lại nhau, thể hiện tình cảm muốn gắn bó trọn đời với nhau.
6. Những chàng trai đến tuổi trưởng thành được phép tới “ngủ thăm” nhà cô gái là tục lệ của người dân tộc nào?
icon
Người Thái
icon
Người Mường
icon
Người Khơ- me
Câu trả lời đúng là đáp án B: Đây là phong tục lâu đời của người Mường. Theo đó, những chàng trai đến tuổi trưởng thành được phép tới “ngủ thăm” nhà cô gái mà họ ưng. Các cô gái tối đến thường đốt một ngọn đèn, coi như “tín hiệu” để các chàng trai tìm đến “ngủ thăm”. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến “ngủ thăm”, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà. Sau 5 lần tới “ngủ thăm”, nếu cả 2 đều ưng nhau thì chàng trai sẽ cùng gia đình tới nhà gái để xin đám cưới. Trong những lần “ngủ thăm” này, hai người chỉ được phép trò chuyện, tâm sự mà không được động chạm vào người nhau. Phong tục này cho đến nay vẫn được duy trì ở một số nơi.
7. Người Thái ở rể 3 năm mới được cưới? Điều này đúng hay sai?
icon
Đúng
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Với những chàng trai dân tộc Thái, để cưới được vợ, họ phải trải qua một quá trình thử thách rất dài. Khi ưng cô gái nào, chàng trai sẽ thưa với cha mẹ để lo chuyện hôn nhân. Sau đó, chàng trai ấy phải đến ở nhà gái trong 3 tháng, sống trong gian dành cho khách và chỉ được phép mang một con dao để làm việc. Hết thời gian đó, nếu được bố mẹ cô gái đồng ý, chàng trai sẽ trở về báo cho cha mẹ mình biết. Lúc này, chàng trai mới được mang hành lý tư trang đến nhà gái và ở đó suốt 3 năm. Sau 3 năm ở rể, lễ thành hôn mới chính thức được tiến hành. Trường hợp cô gái không đồng ý cuộc hôn nhân sẽ tự cắt tóc mình. Sau lễ cưới, chú rể tiếp tục ở nhà gái từ 1 đến 10 năm và chỉ được phép đưa vợ về nhà mình sau một nghi lễ đưa dâu long trọng.
8. Tục cưới 2 lần của người dân tộc nào?
icon
Người Tà Ôi
icon
Người Nùng
icon
Người Paco
Câu trả lời đúng là đáp án C: Người Paco trú tại miền núi tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên xưa kia có tục cưới hai lần. Lần thứ nhất, nhà trai đi các lễ vật quý như trâu, bò, nồi đồng, nếp rượu,… Khi về nhà chồng, đôi vợ chồng trẻ phải tổ chức lễ “đạp bếp”, đưa nhau về nhà gái trình diện gia đình. Cũng từ đó, cô gái chính thức gia nhập họ nhà trai.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm