Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại Tổ.

Đại biểu Nguyễn Đình Việt phát biểu tại phiên thảo luận tổ.
Thảo luận về các nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1.
Tham gia đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội đại biểu Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La nhất trí cao với việc sớm ban hành nghị quyết và đề nghị cần nghiên cứu kỹ đối với chính sách phát triển nhà ở xã hội và quan tâm đến việc xây nhà ở để người lao động thuê, có chính sách hỗ trợ cho những đối tượng khó khăn. Đại biểu đề nghị đối với quỹ nhà ở quốc gia tại Điều 4 dự thảo nghị quyết cần thiết phải xây dựng quỹ nhà ở luân phiên cho người lao động thuê do nhà nước hỗ trợ và có chính sách lâu dài hơn. Việc xây dựng nhà ở xã hội nói chung việc đặt ra chỉ tiêu như hiện nay phải đảm bảo theo nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương và theo chủ đầu tư để đảm bảo tránh lãng phí…
Đại biểu Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia một số nội dung đối với đối tượng được hưởng chế độ nhà ở địa điểm làm việc cách xa nơi có nhà ở thuộc sở hữu của mình… Đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể cụ thể trường hợp thuê nhà và trả lại trong dự thảo luật đảm bảo rõ ràng hơn, và tham gia đối với đối với trường hợp khoảng cách đường giao thông 30 km nên quy định theo hướng tách riêng đối với các khu vực miền núi, hải đảo… Đề nghị hỗ trợ bằng tiền cho cán bộ, công chức để thuê nhà đảm bảo kịp thời và thuận tiện và đề nghị bỏ các nội dung thành phố trực thuộc Trung ương đang quy định trong dự thảo luật.

Đại biểu Quàng Văn Hương phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ.
Tiếp tục tham gia đối với chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, đại biểu Nguyễn Đình Việt - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đề nghị cần có cơ chế ưu tiên đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc đảm bảo kết nối giao thông đến các tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn nói chung và nghiên cứu rà soát nâng cấp đường cao tốc 2 làn xe lên 4 làn xe để đảm tính đồng bộ với các tuyến đường cao tốc của quốc gia… Đề nghị cần khảo sát thống kê sơ bộ đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng trong quá trình triển khai dự án đảm bảo có chính sách phù hợp. Về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng đại biểu đề nghị cần rà soát các quy định để đảm bảo đồng bộ trong quá trình thực hiện trong bối cảnh tình hình sáp nhập và thẩm quyền trực tiếp hiện nay là cấp xã....
Đối với điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 đại biểu Quàng Văn Hương đề nghị đối với quá trình lập hồ sơ cần đảm bảo chính xác, đầy đủ...

Đại biểu Vi Đức Thọ phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ.
Tham gia đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đại biểu Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đề nghị xem xét đối với quy định tại Điều 1 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc trong đó có nội dung liên quan đến việc phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân đến các cơ quan nhà nước đề nghị cân nhắc có nên quy định cụ thể tại Điều này không và phạm vi phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà bao gồm các cơ quan Đảng… Tại khoản 2 Điều 5 đại biểu đồng trong đó quy định các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, tuy nhiên cần quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng và nhà nước giao nhiệm vụ khi trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đối với Luật Công đoàn sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 về sửa đổi bổ sung Điều 1 đề nghị bổ sung thêm cụm từ "Điều 1 Công đoàn" nhằm đảm bảo phù hợp với các Điều khoản sửa đổi của Luật, và tham gia đối với nội dung tại Điều 1 về đại diện cho công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cùng với các tổ chức kinh tế, xã hội… đề nghị bỏ từ công chức tại Điều này do hiện nay đã kết thúc hoạt động công đoàn tại cơ quan hành chính nhà nước; đại biểu cung cho rằng cần xem xét quy định đối với Ban Thanh tra nhân dân đảm bảo cho phù hợp với khi tổ chức công đoàn không còn hoạt động…

Đại biểu Chá A Của phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ
Đại biểu Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia tại Điều 2 sửa đổi Luật Công đoàn về điểm b khoản 3 sửa đổi Điều 8 đề nghị thay cụm từ "phù hợp với tổ chức công đoàn" bằng cụm từ "phù hợp với Điều lệ Công đoàn Việt Nam" đảm bảo đầy đủ rõ nghĩa; tại điểm 2 khoản 5 về sửa đổi, bổ sung Điều 14 đại biểu đề nghị bổ sung nội dung "Chủ tịch Liên đoàn lao động cấp tỉnh và cấp cơ sở…".

Đại biểu Đinh Công Sỹ phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ
Tham gia đối với các dự thảo luật đại biểu Đinh Công Sỹ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đề nghị cơ quan soạn thảo thống nhất về cách thể hiện của Luật sửa đổi, bổ sung phù hợp với hiến pháp, đối với Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đại biểu đề nghị nghiên cứu xem xét đối với hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.