ĐOÀN ĐBQH TỈNH LAI CHÂU: KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC GIÁM SÁT ĐẾN CÙNG NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA ĐẤT NƯỚC

Với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân, các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã tập trung trí tuệ, tâm huyết và tích cực tham gia phát biểu về công tác lập pháp; truyền tải đầy đủ ý kiến, kiến nghị tâm huyết của cử tri đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; không ngừng đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm trong việc giám sát đến cùng đối với những vấn đề quan trọng của đất nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu có 05 đại biểu, trong đó 01 đại biểu công tác tại cơ quan của Quốc hội, 04 đại biểu công tác tại địa phương; 04/6 đại biểu là người dân tộc thiểu số và là thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Trong năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham gia tổ chức tốt các hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào kết quả hoạt động của Quốc hội nói chung và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Với tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch hoạt động đề ra. Công tác tham gia xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội tiếp tục được cải tiến, chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng lên. Hoạt động tiếp xúc cử tri trước, sau kỳ họp thứ 5, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri được thực hiện kịp thời, đầy đủ, phân loại và chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc triển khai thực hiện giám sát theo kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn ĐBQH đảm bảo kế hoạch đề ra, chất lượng hoạt động giám sát từng bước được nâng lên, nhiều kiến nghị qua giám sát đã được các cơ quan hữu quan tiếp thu, giải quyết. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện theo quy định. Công tác phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các cấp chính quyền địa phương trong việc triển khai các hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, đạt hiệu quả cao.

Đóng góp ý kiến các dự án luật: Trọng tâm, có cơ sở lý luận và thực tiễn

Hoạt động tham gia xây dựng Luật, nghị quyết của Quốc hội luôn được Đoàn chú trọng thực hiện. Trong năm, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã tổ chức 03 hội nghị lấy ý kiến tham gia vào 05 dự án luật, gửi văn bản đến các đại biểu Quốc hội và các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan lấy ý kiến tham gia vào 14 dự án Luật; đề nghị và hỗ trợ một số đơn vị tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào 06 dự án Luật. Tổng hợp ý kiến tham gia vào 05 dự án Luật gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội và các Vụ của Văn phòng Quốc hội đảm bảo thời gian, chất lượng.

Các ý kiến tham gia của đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu có trọng tâm, được phân tích kỹ đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn sát với địa phương, cơ sở cũng như tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhiều ý kiến được Ban soạn thảo tiếp thu, giải trình báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua. Trong thời gian diễn ra kỳ họp, các đại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu và nhận được sự tham gia tích cực của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân là cộng tác viên pháp luật của Đoàn ĐBQH tỉnh.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Hoàng Quốc Khánh phát biểu tại Kỳ họp thứ 6

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Hoàng Quốc Khánh phát biểu tại Kỳ họp thứ 6

Hoạt động giám sát: Đánh giá toàn diện, khách quan, kiến nghị các cơ quan xem xét, giải quyết.

Thực hiện Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã xây dựng kế hoạch và thực hiện thành công 03 cuộc giám sát chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 02 cuộc giám sát, 01 cuộc khảo sát của Đoàn ĐBQH tỉnh. Hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh đảm bảo khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Phương pháp làm việc dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, tích cực, thu thập các nguồn thông tin từ nhiều chiều. Kết thúc đợt giám sát Đoàn đã có báo cáo kết quả giám sát gửi Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có liên quan đảm bảo thời gian, chất lượng. Qua giám sát, đã đánh giá toàn diện việc chấp hành chính sách, pháp luật của đơn vị được giám sát, ghi nhận các kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan. Trên cơ sở đó, có nhiều kiến nghị cụ thể, chi tiết đối với các cơ quan trung ương, địa phương xem xét, giải quyết.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn tích cực tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cử đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động giám sát, khảo sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trên địa bàn tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã nghiên cứu, đề xuất nội dung giám sát năm 2024 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp theo quy định. Đoàn cũng xây dựng kế hoạch, đề cương và tổ chức cuộc giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” theo Chương trình giám sát năm 2024 của Quốc hội.

Ngoài ra, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo Văn phòng chuẩn bị các điều kiện để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham dự phiên họp thứ 21, 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cáo; Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Trưởng Bộ Tư pháp; Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV; Hội nghị triển khai Chương trình giám sát năm 2024 của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến; ĐBQH chuyên trách dự Hội nghị ĐBQH chuyên trách. Đồng thời, đề nghị các ĐBQH thông qua hoạt động thực tiễn, qua các kênh thông tin khác nhau chủ động khảo sát, nắm bắt tình hình kinh tế, xã hội, nhất là những vấn đề đang đặt ra hiện nay, cùng với kết quả giám sát của Đoàn, tập hợp thành tư liệu phục vụ cho các đại biểu tham gia thảo luận các nội dung tại các kỳ họp Quốc hội trong năm 2023.

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm trong việc giám sát đến cùng đối với những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành, cùng với việc nắm bắt thông tin từ thực tế hoạt động của các ĐBQH, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã tổ chức để các đại biểu Quốc trong Đoàn tham gia ý kiến, thảo luận trước khi tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại các kỳ họp Quốc hội, từ các vấn đề trong công tác lập pháp, giám sát, kinh tế - xã hội, tiếp xúc cử tri....

Năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu không ngừng đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm trong việc giám sát đến cùng đối với những vấn đề quan trọng của đất nước.

Năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu không ngừng đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm trong việc giám sát đến cùng đối với những vấn đề quan trọng của đất nước.

Với phương châm hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước, địa phương, các đại biểu Quốc hội đã cùng với Quốc hội không ngừng đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm trong việc giám sát đến cùng đối với những vấn đề quan trọng của đất nước; thông qua hoạt động giám sát, ý kiến tham gia của các ĐBQH, Quốc hội có thông tin thực tiễn từ cơ sở để quyết định những vấn đề quan trọng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương như ngân sách nhà nước, đầu tư các công trình, dự án trọng điểm; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận, xem xét và chỉ đạo giải quyết dứt điểm; kiến nghị cử tri được tổng hợp, theo dõi và đôn đốc giải quyết kịp thời; nhiều vấn đề nổi cộm qua chất vấn đã được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành trả lời thỏa đáng; đồng thời có các kiến nghị nhằm điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật; phát huy tính tích cực, giảm những hệ lụy nảy sinh từ chính sách; chấn chỉnh kịp thời các sai sót, khuyết điểm, thúc đẩy các cơ quan hữu quan thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật... Ðiều đó có tác động tích cực đến hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn trật tự kỷ cương đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước, được nhân dân tin tưởng, đánh giá cao.

Đối với những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Đoàn ĐBQH, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã tổ chức để các đại biểu trong Đoàn tham gia ý kiến, thảo luận dân chủ trước khi quyết định các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực lập pháp, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân... Qua đó, đã phát huy được tinh thần dân chủ, trí tuệ tập thể, nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn ĐBQH, các ĐBQH.

Trước các kỳ họp, Đoàn đã tổ chức giám sát 04 chuyên đề theo chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn ĐBQH; đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành chuyên môn tổng hợp các kiến nghị, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để Đoàn ĐBQH tổng hợp, làm tư liệu cho các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tham gia phát biểu các nội dung có liên quan tại kỳ họp.

Trên cơ sở nội dung, chương trình kỳ họp bất thường lần thứ hai, thứ ba, thứ 4 và kỳ họp thứ 5, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu quán triệt, phân công đại biểu Quốc hội thực hiện nghiêm túc Nội quy kỳ họp, chủ động nghiên cứu tài liệu để tham gia, góp ý kiến.

Tại các kỳ họp, các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội, với tinh thần trách nhiệm cao trước Nhân dân cả nước nói chung và Nhân dân tỉnh Lai Châu nói riêng, các vị ĐBQH đã tập trung trí tuệ, tâm huyết và tích cực tham gia phát biểu về các nội dung của kỳ họp. Đoàn ĐBQH đã cố gắng truyền tải đầy đủ ý kiến, kiến nghị tâm huyết của cử tri trong tỉnh đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; đóng góp nhiều ý kiến quan trọng với Quốc hội và Chính phủ trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, như: về kinh tế - xã hội; công tác xây dựng pháp luật, các chính sách đối với đồng bào dân tộc miền núi,...

Các đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu đã nghiên cứu, chuẩn bị trên 60 lượt ý kiến phát biểu tham gia thảo luận vào các dự án luật, nghị quyết, thảo luận tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; chương trình xây dựng pháp luật, giám sát năm 2024 và nhiều nội dung khác. Trong đó: có 40 lượt đại biểu phát biểu ý kiến tại tổ; 20 lượt đại biểu phát biểu ý kiến tại hội trường, ngoài ra các vị đại biểu đã gửi văn bản tham gia đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp.

Tại kỳ họp thứ 5, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, sau khi chất vấn ý kiến chất vấn đã được giải quyết kịp thời (ban hành Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023). Các ý kiến phát biểu, chất vấn mang tính cầu thị, xây dựng; một số ý kiến tham gia chất lượng, phản ánh sát thực tiễn tình hình đất nước, địa phương và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của cử tri, được cử tri ghi nhận, đánh giá cao và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương ghi nhận, nghiêm túc tiếp thu, trả lời.

Ngoài việc tham gia các hoạt động chính trong nội dung các kỳ họp bất thường, đặc biệt tại kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn còn dành thời gian tham dự các phiên họp, các hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội mà các vị đại biểu là thành viên (Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Pháp luật) và nhiều hội nghị, hội thảo khác. Bên cạnh đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tranh thủ trao đổi với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tập đoàn Than Khoáng sản, Tổng công ty Điện lực Miền bắc,.. để kiến nghị, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành, tập đoàn nhà nước và trao đổi kinh nghiệm với một số lãnh đạo và Đoàn đại biểu Quốc hội một số tỉnh, thành phố để thúc đẩy học tập, trao đổi kinh nghiệm,...

Quan tâm theo dõi, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri.

Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức cho ĐBQH tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp thứ 5, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại 30 điểm với gần 4.620 lượt cử tri tham dự. Ngoài ra, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn tỉnh. Đoàn tổng hợp 56 ý kiến, kiến nghị của cử tri, trong đó 13 kiến nghị gửi các cơ quan trung ương, 25 kiến nghị gửi các cơ quan chuyên môn của tỉnh và 18 kiến nghị gửi UBND các huyện, thành phố.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu luôn quan tâm theo dõi, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu luôn quan tâm theo dõi, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri.

Kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội được ban hành đảm bảo thời gian, thông báo rộng rãi, công khai, cử tri và Nhân dân thuận lợi tham dự các Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh. Tại mỗi hội nghị đại biểu Quốc hội thông báo nội dung, chương trình, kết quả kỳ họp, Quốc hội khóa XV, các đại biểu cũng kết hợp tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến cử tri và Nhân dân, gợi mở các vấn đề được đông đảo cử tri và Nhân dân quan tâm, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong quá trình soạn thảo các dự án luật, nghị quyết của Quốc hội nhằm phát huy trí tuệ và huy động sự tham gia rộng rãi của cử tri.

Không khí tại các buổi tiếp xúc cử tri sôi nổi, dân chủ; đối với những nội dung cử tri kiến nghị chưa đúng, chưa trúng, các đại biểu Quốc hội đã phân tích, giải trình, làm rõ, đồng thời ghi nhận, tiếp thu, tổng hợp đầy đủ các kiến nghị cử tri phản ánh, kiến nghị gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các cấp chính quyền địa phương đề nghị xem xét trả lời, giải quyết.

Chỉ đạo Văn phòng theo dõi, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; sao gửi văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của các bộ, ngành Trung ương và các cấp chính quyền địa phương đến đại biểu Quốc hội, các cơ quan có liên quan biết, trả lời cử tri. Tổng hợp, nhận xét, đánh giá kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Lai Châu gửi đến kỳ họp thứ 4, thứ 5 Quốc hội khóa XV của các Bộ, ngành theo yêu cầu của Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Công tác tiếp công dân được Đoàn ĐBQH và các ĐBQH tiếp tục quan tâm thực hiện, Đoàn đã chỉ đạo xây dựng, ban hành lịch tiếp công dân của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh vào ngày 20 hằng tháng, thông báo rộng rãi trên các phượng tiện thông tin truyền thông và các cơ quan, đơn vị biết; đồng thời thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở làm việc của Đoàn. Qua hoạt động tiếp công dân và xử lý đơn thư, cùng với hoạt động giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri, Đoàn đã nắm bắt thực tế, giải thích việc áp dụng pháp luật và hướng dẫn công dân thực hiện tốt hơn chính sách, pháp luật.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu quan tâm triển khai các hoạt động an sinh xã hội, thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu quan tâm triển khai các hoạt động an sinh xã hội, thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Về hoạt động của đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Hoàng Quốc Khánh với vai trò là Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách đã tham mưu cho Trưởng Đoàn ĐBQH và trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân và các hoạt động khác của Đoàn ĐBQH đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Là thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đồng chí đã tích cực tham gia thẩm tra các dự án luật do Ủy ban phụ trách; chủ động nghiên cứu, tham gia hầu hết các dự án luật, dự thảo nghị quyết, kế hoạch, quy hoạch... Tham gia cơ bản đầy đủ và tích cực nghiên cứu, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng trong các Hội nghị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Công tác đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tổ chức. Tham gia đẩy đủ hoạt động của các Đoàn giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tại địa phương và một số địa phương khác khi được mời. Tích cực tham gia đăng ký phát biểu ý kiến tại các phiên thảo luận trên hội trường, thảo luận tại tổ đại biểu và Đoàn đại biểu (trên 30 lượt phát biểu), nhiều ý kiến được Tổng Thư ký Quốc hội ghi nhận, tổng hợp tiếp thu, giải trình...

Lan Hương

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=83672