Thảo luận tại Hội trường về dự án '1 Luật sửa 7 Luật', các đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là việc làm cấp thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập, ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, quản lý thuế và dự trữ quốc gia, qua đó tạo hành lang pháp lý đầy đủ, kịp thời, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chỉ rõ cách 'phù phép' vốn điều lệ tại một số doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) cho rằng, nếu vốn điều lệ không được xác định chính xác thì đó là sự đánh tráo đối với toàn bộ các nhà đầu tư ngay từ lần mua đầu đến những lần mua tiếp theo.
Thảo luận tại Hội trường về dự án 1 luật sửa 7 luật, các ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần kịp thời khắc phục những bất cập phát sinh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán.
Tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay, 4.11 về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Hoàng Quốc Khánh nhấn mạnh đề nghị bố trí đủ nguồn lực giải quyết dứt điểm trong năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 đối với các khu vực nguy cơ sạt lở cao đã được các địa phương rà soát cần phải di chuyển ngay.
Chiều 09/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lai Châu làm việc với Công ty Điện lực Lai Châu về tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng 9 tháng năm 2024 và lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Ngày 26/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lai Châu do đồng chí Nguyễn Hữu Toàn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và đồng chí Hoàng Quốc Khánh - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri xã Trung Đồng và thị trấn Tân Uyên (huyện Tân Uyên).
Cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp tại phiên họp thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị, cân nhắc không quy định nội dung tiếp xúc với trẻ em hoặc đại diện trẻ em trong dự thảo Nghị quyết.
Nhiều địa phương đã rất nỗ lực sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư, điển hình như Quảng Ninh, Thanh Hóa; tuy nhiên vẫn còn một số địa phương gặp khó khăn do số lượng sắp xếp lớn.
Trả lời chất vấn các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, về sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư tại các địa phương giai đoạn 2019-2021 đã được giải quyết khá cơ bản.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đến thời điểm hiện tại, có 10 địa phương chưa gửi hồ sơ về Bộ để thẩm định, khó có thể hoàn thành tiến độ thực hiện sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 trước thời điểm tháng 10/2024.
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 21/8, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: Về sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư tại các địa phương giai đoạn 2019- 2021, đến nay, số cán bộ, công chức dôi dư ở cấp huyện còn là 58 người (chiếm 8,22%) và ở cấp xã là 1.405 người (chiếm 14,49%).
Hôm nay 15/7, HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV khai mạc Kỳ họp thứ 21, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đây là kỳ họp đầu tiên của tỉnh được tổ chức dưới hình thức không giấy. Toàn bộ tài liệu của Kỳ họp được các đại biểu khai thác qua phần mềm tại phòng họp và trên trang thông tin điện tử của HĐND tỉnh.
Thời gian gần đây, vấn đề lừa đảo trên không gian mạng ngày càng nhức nhối, gây thiệt hại to lớn về tài sản và tinh thần cho nhiều cá nhân và cộng đồng. Hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh và an toàn, nhiều đại biểu Quốc hội đã đưa ra phân tích sâu sắc về 'mặt trái' của công nghệ, thực trạng lừa đảo trên không gian mạng, đồng thời đề xuất các giải pháp để khắc phục và ngăn chặn vấn nạn này.
Chiều 25.6, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Hàn Quốc đã chủ trì cuộc gặp mặt các thành viên của Nhóm NSHN Việt Nam - Hàn Quốc.
Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 đang được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. Quan tâm góp ý về 7 mục tiêu tổng quát, 09 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2030, 09 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2035, một số đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh để đảm bảo sự thống nhất, bao quát, trọng tâm, tránh chồng chéo giữa các mục tiêu tổng quát và các nhóm mục tiêu cụ thể của Chương trình.
Sáng 5/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán.
Chất vấn Tổng kiểm toán Nhà nước trong phiên chất vấn, đại biểu quan tâm đến công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành kiểm toán.
Sáng nay 5-6, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Liên quan đến tranh luận của đại biểu về việc hồi sinh các 'dòng sông chết', Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng do phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu dùng nước tăng lên, đặc biệt là nước thải sinh hoạt nhiều hơn mà chủ yếu là nước hóa chất…
Sáng 4/6, tại phiên chất vấn của Quốc hội, tình trạng ô nhiễm môi trường, ngập úng tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Nêu giải pháp khắc phục các dòng sông ô nhiễm, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết sẽ báo cáo, đề xuất Thủ tướng thành lập Ủy ban Quản lý lưu vực sông để gắn trách nhiệm chung của các tỉnh, các bộ ngành.
Về giải pháp và kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc hồi sinh các 'dòng sông chết' do ô nhiễm trầm trọng, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, giải pháp căn cơ là phải giữ được nước, nước chảy tự nhiên với lưu lượng nước lớn, điều hòa được dòng chảy.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương cũng tích cực hồi sinh các 'dòng sông chết' nhưng chưa được bao nhiêu.
Ngoài việc khơi thông nguồn lực, phát triển các ngành nghề mới, gỡ khó về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp thì không hình sự hóa các quan hệ kinh tế là một trong những đề nghị mà đại biểu kiến nghị để phát triển kinh tế - xã hội.
Quan tâm tới vấn đề 'sức khỏe' của doanh nghiệp, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiến nghị triển khai các giải pháp nhằm khơi thông nguồn vốn, đa dạng hóa thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Đại biểu Quốc hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành thông tư liên bộ của Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Viện kiểm sát, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp để hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 73 về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.
Tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 7, sáng 29/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Sáng 29/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước, theo đó các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến.
Thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 29/5, các đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua ghi nhận số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 4 tháng đầu năm thấp hơn số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tiếp theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, sáng 29/5, Quốc hội tiến hành thảo luận hội trường về 3 nội dung: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Thảo luận về Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Hoàng Quốc Khánh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đề nghị rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định về việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
ĐBQH Lý Tiết Hạnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho rằng, sau đại dịch COVID-19, việc đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở là hết sức cần thiết, được đông đảo cử tri, nhân dân đồng tình ủng hộ.
Từ câu chuyện suất ăn bán trú, ĐBQH đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tháo gỡ một số bất cập về chính sách cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
Chiều nay (23/5), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.
Bên cạnh đánh giá cao những điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm 2024, các ĐBQH thuộc Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu, Gia Lai và An Giang) cho rằng, Chính phủ cần đưa ra những giải pháp căn cơ hơn nữa để tăng cường 'sức khỏe' nội sinh cho nền kinh tế. Đồng thời, sớm hoàn thiện khung pháp lý để tháo gỡ những nút thắt trong công tác quản lý tài sản công.
Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Sáng 07/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lai Châu gồm các đồng chí: Nguyễn Hữu Toàn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Hoàng Quốc Khánh - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV tại xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ).
Sáng 26/2, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lai Châu giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023' tại huyện Than Uyên.
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 21/02, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023' tại Sở Y tế.
Sáng 20/2, Đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lai Châu giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023' tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đã bước gần đến cuối năm Quý Mão, chẳng mấy chốc nữa đã lại là Tết Nguyên đán. Tôi lại nhớ đến những thùng bia, chai rượu 'ế' từ Tết vừa rồi ở nhà tôi vì câu thần chú 'tôi lái xe'.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/01, thảo luận tại Tổ 04 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung Chính phủ đề xuất, đồng thời nhấn mạnh bảo đảm tuân thủ các quy định trong quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, thảo luận tại Tổ 04 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu tán thành cao với sự cần thiết ban hành nghị quyết này nhằm tháo gỡ vướng mắc thực tế, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình, dự án, bảo đảm mục tiêu đề ra.
Sáng 15/01/2024, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể, quyết định 04 nội dung quan trọng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự phiên khai mạc.
Với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân, các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã tập trung trí tuệ, tâm huyết và tích cực tham gia phát biểu về công tác lập pháp; truyền tải đầy đủ ý kiến, kiến nghị tâm huyết của cử tri đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; không ngừng đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm trong việc giám sát đến cùng đối với những vấn đề quan trọng của đất nước.
Trong 3 ngày (25-27/12), Đoàn giám sát của tỉnh Lai Châu do đồng chí Hoàng Quốc Khánh - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh làm Trưởng đoàn giám sát về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43/2022/QH15) tại Sở Y tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh, Cục Thuế tỉnh.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Quan tâm góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Hoàng Quốc Khánh – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu cho rằng, sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án năm 2014 là cần thiết, nhằm đẩy mạnh cải cách tư pháp, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết của đại biểu Hoàng Quốc Khánh về nội dung này.
Sáng 29/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội biểu quyết thông qua 02 Nghị quyết và họp phiên bế mạc. Phiên bế mạc được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 28/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Chia sẻ bên lề Kỳ họp, ĐBQH Tao Văn Giót cho rằng, tôi cho rằng, việc ban hành nghị quyết hết rất cần thiết, thiết thực, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong thời gian qua, đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Chiều 24/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó, nội dung về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhận được nhiều ý kiến góp ý và tranh luận từ các đại biểu.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều nay (24/11), Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, ATGT đường bộ.
Chiều 24/11, phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Hoàng Quốc Khánh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu nêu quan điểm chỉ nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn với người lái xe chuyên nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, hợp đồng cho các cơ quan Nhà nước.
Sáng 24/11, góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Đường bộ, đại biểu Quốc hội Hoàng Quốc Khánh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các nội dung của dự thảo Luật với các Luật khác có liên quan để tránh trùng lặp, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, nhất là Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Đường bộ, với nhiều điểm mới, nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai pháp luật về giao thông đường bộ. Để có thêm thông tin tham khảo, góc nhìn hoàn thiện dự thảo luật, Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết của Đại biểu Hoàng Quốc Khánh, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu.