ĐOÀN ĐBQH TỈNH THÁI NGUYÊN LINH HOẠT ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VỚI CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, cùng với khối lượng công việc rất lớn cần triển khai và đặt ra yêu cầu ngày càng cao với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên luôn linh hoạt đổi mới phương thức làm việc để nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò, trách nhiệm với cử tri và Nhân dân...

Năm 2023 là năm bản lề quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX. Trong năm, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, kinh tế thế giới mặc dù có một số tín hiệu tích cực nhưng về tổng thể chưa ra khỏi giai đoạn khó khăn, tình hình kinh tế xã hội nước ta có xu hướng phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh thời cơ và thuận lợi, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Trước tình hình đó, cùng với khối lượng công việc rất lớn cần triển khai và đặt ra yêu cầu ngày càng cao với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH trong việc thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH), các ĐBQH tỉnh Thái Nguyên luôn linh hoạt sắp xếp kế hoạch công tác, đổi mới phương thức làm việc để nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò, trách nhiệm với cử tri và Nhân dân.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải.

Đề cập về công tác xây dựng pháp luật, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, hoạt động xây dựng pháp luật luôn được Đoàn ĐBQH tỉnh quan tâm, có nhiều đổi mới, chủ động nghiên cứu từ sớm, làm rõ những bất cập, vướng mắc, khó khăn qua thực tiễn thi hành để góp ý vào các dự án luật.

Việc lấy ý kiến góp ý vào các dự án luật được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau (thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị lấy ý kiến trực tiếp, thông qua tiếp xúc cử tri chuyên đề, phối hợp với các cơ quan soạn thảo, cơ quan chuyên ngành tổ chức hội nghị lấy ý kiến…), để lắng nghe ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các bậc cử tri.

Trong năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tổ chức 4 hội nghị lấy ý kiến đóng góp trực tiếp đối với 6 dự án Luật, gồm: (1) Luật Đất đai (sửa đổi), (2) Luật Đường bộ; (3) Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, (4) Luật Căn cước, (5) Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); (6)Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các ngành chuyên môn của tỉnh đối với 8 dự thảo luật gồm: (1) Luật Đấu thầu (sửa đổi); (2) Luật Phòng thủ dân sự; (3) Luật Nhà ở (sửa đổi); (4) Luật Viễn thông (sửa đổi); (5) Luật Đường bộ; (6) Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; (7) Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); (8) Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đây là dự án Luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội, có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, do đó ngay trước kỳ họp thứ tư và trước kỳ họp thứ sáu, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức hội nghị để lấy ý kiến góp ý kiến vào dự án luật Đất đai, tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề trước Kỳ họp thứ 5 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, kết nối từ điểm cầu ở tỉnh với các điểm cầu tại 9 huyện, thành phố và 177 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh để tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Đối với các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và các dự án luật có liên quan, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề trước kỳ họp thứ 5 với cán bộ, chiến sỹ công an, lực lượng vũ trang, phối hợp tổ chức các hội nghị chuyên đề để lấy ý kiến tham gia vào các dự án luật thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng trình tại kỳ họp Quốc hội.

Theo Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải, trên cơ sở các ý kiến tham gia, góp ý vào các dự thảo luật của các cơ quan, đơn vị, của cử tri và nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban soạn thảo theo quy định.

Về công tác giám sát: Căn cứ Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình giám sát; cách thức tiến hành được đổi mới, cải tiến, ngày càng bài bản, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát. Trong năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức 06 cuộc giám sát chuyên đề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Triển khai 04 nội dung giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thượng vụ Quốc hội. Nội dung thứ nhất là giám sát “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”. Căn cứ Nghị quyết số 51/2021/QH15 ngày 14/6/2022 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID -19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”, Kế hoạch chi tiết số 331/KH-ĐGS ngày 14/10/2022 của Đoàn giám sát của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Đoàn giám sát, Kế hoạch giám sát và thực hiện giám sát qua báo cáo đối với các đơn vị: Ủy ban nhân dân tỉnh, sở Y tế, sở Tài chính, sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân 09 huyện, thành phố và các đơn vị: Bệnh viện Gang Thép, Bệnh viện A, Bệnh viện Phổi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm y tế các huyện, thành phố. Qua giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kiến nghị 01 nội dung đối vơi Quốc hội, 06 nội dung đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, 04 nội dung đối với Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị giám sát trực tiếp việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị giám sát trực tiếp việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Nội dung thứ 2 là giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”:

Căn cứ Nghị quyết số 52/2022/QH15 ngày 14/6/2022 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát và Kế hoạch chi tiết số 345/KH-ĐGS ngày 24/11/2022 của Đoàn giám sát của Quốc hội về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã ban hành Kế hoạch giám sát đối với UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành có liên quan gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội vụ; Ban Dân tộc tỉnh.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải khẳng định: Ngày 18/4/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiến hành giám sát trực tiếp tại UBND huyện Đại Từ, UBND tỉnh Thái Nguyên và các sở, ngành có liên quan, kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như: Việc lồng ghép nguồn lực khó thực hiện, hiệu quả chưa cao; huy động nguồn lực xã hội, nội lực trong nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển KT-XH còn hạn chế; kết quả giải ngân các nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư còn đạt thấp….

Nội dung thứ 3 là Giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Căn cứ Nghị quyết số 581/NQ-UBTVQH15 ngày 29/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” và Kế hoạch chi tiết số 59/KH–ĐGS ngày 11/10/2022 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Đoàn giám sát, Kế hoạch giám sát và thực hiện giám sát đối với các đơn vị: Ủy ban nhân dân tỉnh, sở Giáo dục và Đào tạo, sở Nội vụ, sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân 09 huyện, thành phố và Trường Đại học Sư phạm, Trường Cao đẳng Thái Nguyên.

Ngày 22/12/2022, Đoàn ĐBQH tỉnh đã giám sát trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan; qua giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kiến nghị 01 nội dung đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 09 nội dung đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương và 02 nội dung đối với Ủy ban nhân dân tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên.

Nội dung thứ 4 là Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”. Căn cứ Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH15 ngày 29/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”; Kế hoạch chi tiết số 355/KH-ĐGS ngày 28/10/2022 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Đoàn giám sát, Kế hoạch giám sát đối với các đơn vị: UBND tỉnh Thái Nguyên, sở Công thương, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Khoa học và Công nghệ, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính, Thanh tra tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 28/02/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã giám trực tiếp tại Sở Công thương, Điện lực Thái Nguyên và các cơ quan, đơn vị liên quan và đã tổng hợp, kiến nghị 05 nội dung đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, kiến nghị 03 nội dung đối với UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan.

Về việc triển khai 02 nội dung giám sát theo chương trình giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh năm 2023: Nội dung thứ nhất là giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo chương trình giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh.

Căn cứ Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); ngày 03/3/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã triển khai giám sát trực tiếp việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 tại UBND Phường Trưng Vương, UBND Thành Phố Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan; qua giám sát Đoàn ĐBQH tỉnh đã kiến nghị 6 nội dung đối với UBND tỉnh, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện hiệu quả, thực chất việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Nội dung thứ 2 là giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy và phòng, chống mại dâm” theo đề nghị của Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Căn cứ Nghị quyết số 1413/NQ-UBXH15 ngày 19/01/2023 của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy và phòng, chống mại dâm” và thực hiện văn bản số 1479/UBXH15 ngày 20/02/2023 của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc tổ chức Đoàn giám sát tại địa phương, Đoàn ĐBQH tỉnh đã giám sát qua báo cáo đối với UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành có liên quan.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, ngày 22/3/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã giám sát trực tiếp tại Công an tỉnh, UBND thành phố Thái Nguyên, Công an thành phố Thái Nguyên và các đơn vị có liên quan; qua giám sát đã kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương để hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy và phòng, chống mại dâm.

Ngoài ra, Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ động tham gia các đoàn giám sát, khảo sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; tham gia đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và giám sát, phản biện của Ủy ban MTTQ tỉnh; tích cực giám sát thông qua hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 21 và phiên thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, Đoàn ĐBQH, các vị ĐBQH đã thống nhất, đề xuất nhóm vấn đề chất vấn, đề xuất nhóm vấn đề giám sát năm 2024 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, báo cáo Quốc hội lựa chọn vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Căn cứ vào Chương trình giám sát, Kế hoạch giám sát năm 2024 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Đoàn giám sát và ban hành kế hoạch, đề cương giám sát đối với 02 chuyên đề: Giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”. Giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023.

Về công tác tiếp xúc cử tri: Đoàn ĐBQH đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức đa dạng các hình thức tiếp xúc cử tri (TXCT) để kịp thời lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân, tăng cường tiếp xúc cử tri trực tiếp, tiếp xúc theo chuyên đề, đồng thời duy trì hình thức kết hợp giữa tiếp xúc cử tri trực tiếp với tiếp xúc cử tri trực tuyến để tiếp xúc với cử tri tất cả các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, để kịp thời nắm bắt và phản ánh, truyền tải các ý kiến, kiến nghị bằng nhiều hình thức đa dạng, nhiều chiều của các địa phương, cơ quan, đơn vị và cử tri tới Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã gửi văn bản đề nghị Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh và các địa phương, thông qua thực tiễn công tác điều hành chỉ đạo ở cơ sở để tổng hợp gửi Đoàn ĐBQH tỉnh những vấn đề cần phản ánh, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương tại kỳ họp Quốc hội. Kết quả cụ thể như sau:

Trước kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Mặt trật tổ quốc và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức 05 cuộc tiếp xúc cử tri: Tổ chức 02 hội nghị TXCT chuyên đề, gồm 01 hội nghị tiếp xúc theo hình thức trực tuyến, kết nối giữa điểm cầu ở tỉnh với các điểm cầu ở 9 huyện, thành phố và 177 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh để lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và 01 hội nghị tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, chiến sỹ công an tỉnh để lấy ý kiến tham gia vào các dự thảo luật thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh trình tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Tổ chức TXCT trực tiếp tại 03 cụm xã: (1) cụm xã Nga My, Hà Châu (huyện Phú Bình); (2) cụm xã Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên (huyện Phú Lương); (3) cụm xã Bảo Linh, Phúc Chu, thị trấn Chợ Chu (huyện Định Hóa).

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải thông tin thêm là qua các buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV với trên 8.848 cử tri tham dự, đã có 38 lượt phát biểu với 61 ý kiến, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổng hợp, chuyển 31 nội dung kiến nghị thuộc thẩm quyền Trung ương và 11 nội dung kiến nghị thuộc thẩm quyền địa phương đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết và trả lời cử tri theo quy định.

Sau kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp tổ chức 05 cuộc tiếp xúc cử tri, gồm: 03 cuộc tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến (kết nối từ điểm cầu của huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, thành phố Phổ Yên đến các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thành phố); 02 cuộc tiếp xúc cử tri trực tiếp tại các cụm xã (xã Cúc Đường, xã Thần Sa của huyện Võ Nhai; thị trấn Hóa Thượng, xã Hóa Trung, xã Minh Lập của huyện Đồng Hỷ).

Qua các buổi tiếp xúc cử tri đã có 4.935 cử tri tham dự, 23 lượt cử tri phát biểu với 41 ý kiến, Đoàn ĐBQH tỉnh đã rà soát, tổng hợp, chuyển 11 nội dung kiến nghị thuộc thẩm quyền Trung ương và 7 nội dung kiến nghị thuộc thẩm quyền của địa phương đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết và trả lời cử tri theo quy định.

Trước kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã phối hợp tổ chức 6 cuộc tiếp xúc tri, gồm: 3 cuộc tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến (kết nối từ điểm cầu của Thành phố Sông Công, huyện Định Hóa, huyện Phú Lương đến các xã, phường, thị trấn); 03 cuộc tiếp xúc cử tri trực tiếp tại các cụm xã (xã Phúc Xuân, xã Quyết Thắng của Thành phố Thái Nguyên; Phường Đồng Tiến, Phường Bãi Bông của Thành phố Phổ Yên; xã Khe Mo, xã Văn Hán, thị trấn Sông Cầu của huyện Đồng Hỷ).

Qua các buổi tiếp xúc cử tri đã có 2.662 cử tri tham dự, 47 lượt cử tri phát biểu với 79 ý kiến, Đoàn ĐBQH tỉnh đã rà soát, tổng hợp, chuyển 16 nội dung kiến nghị thuộc thẩm quyền Trung ương và 14 nội dung kiến nghị thuộc thẩm quyền của địa phương đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết và trả lời cử tri theo quy định.

Sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp tổ chức 03 cuộc tiếp xúc tri, gồm 01 cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề với cử tri khối các cơ quan tỉnh và thành phố Thái Nguyên, 02 cuộc tiếp xúc cử tri tại các cụm xã của huyện Đại Từ và thành phố Sông Công.

Về công tác tiếp công dân và xử lý đơn: Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức thực hiện việc tiếp công dân theo quy định, chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh thực hiện tiếp dân thường xuyên tại trụ sở tiếp công dân tỉnh theo quy định của Luật tiếp công dân, Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13, ngày 15/05/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu HĐND các cấp”, đến 17/11/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện 11 buổi tiếp công dân định kỳ/20 lượt công dân/11vụ việc, chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh thực hiện 44 buổi tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh với 64 lượt/35 người/33 vụ việc.

Việc tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân: Từ đầu năm đến đến 17/11/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp nhận 150 đơn (gồm: tố cáo: 33 đơn;khiếu nại: 32 đơn; đề nghị, kiến nghị: 85. đơn; Theo lĩnh vực: Quản lý đất đai và đô thị:59 đơn; chế độ chính sách: 09 đơn; Công tác tư pháp: 49 đơn và lĩnh vực khác:33 đơn). Trong đó có 56 đơn đủ điều kiện xử lý (17 đơn chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết và 39 đơn thống nhất đơn trùng theo Quy chế phối hợp của tỉnh); lưu 94 đơn do không đủ điều kiện xử lý theo quy định (đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó có cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết; đơn kiến nghị không rõ và không ký tên...).

Qua theo dõi, đôn đốc việc giải quyết đơn thư của các cơ quan có thẩm quyền, cơ bản các ý kiến, kiến nghị, đơn thư của công dân đều được các cơ quan có thẩm quyền xem xét trả lời và giải quyết theo quy định.

Về hoạt động tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và các kỳ họp Quốc hội: Các ĐBQH tỉnh Thái Nguyên với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri, đã tham gia đầy đủ các phiên họp chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội, kỳ họp thứ năm và kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV, tích cực phát biểu, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trên từng lĩnh vực cụ thể như: công tác lập pháp; giám sát tối cao; thảo luận, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, chất vấn và các vấn đề quan trọng khác. Các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tham dự đầy đủ các hội nghị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội triệu tập.

Ngoài các hoạt động theo nội dung, chương trình kỳ họp, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên thường xuyên tham gia các hội thảo, tăng cường việc trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị đại biểu, các bộ, ngành để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Đối với các hoạt động khác: Đoàn ĐBQH tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh triển khai chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn đại biểu Quốc hội; tổ chức phục vụ Đoàn ĐBQH trên các lĩnh vực xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; truyền tải thông tin kịp thời đến cử tri về các hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn ĐBQH tỉnh trước, trong và sau kỳ họp của Quốc hội.

Các vị ĐBQH đã bố trí công việc, dành thời gian tham gia các hội thảo, hội nghị tập huấn để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng hoạt động. Đoàn ĐBQH, các vị đại biểu Quốc hội đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thăm hỏi, động viên và tặng quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học tập tốt.

Đại biểu Quốc hội chuyên trách, các ĐBQH là thành viên của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tham dự đầy đủ các hội nghị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội triệu tập. Giữ mối liên hệ phối hợp tốt với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố.

Đánh giá chung về hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên trong năm qua, Trưởng Đoàn Nguyễn Thanh Hải nhận định: Trong năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chủ động triển khai và hoàn thành tốt chương trình công tác đã đề ra, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên từng lĩnh vực: công tác xây dựng pháp luật, công tác giám sát, công tác dân nguyện, tham gia kỳ họp Quốc hội...

Nhìn chung, chất lượng, hoạt động của Đoàn ĐBQH, các ĐBQH tiếp tục được đổi mới, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cử tri và Nhân dân. Các ĐBQH trong Đoàn đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, tích cực tham gia vào các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, thường xuyên gắn bó, nắm bắt ý kiến, kiến nghị của cử tri, tăng cường tiếp công dân, bám sát thực tiễn, phát hiện nhiều vấn đề cấp thiết và bức xúc trong đời sống xã hội để kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan./.

Bích Lan

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=84730