ĐOÀN ĐBQH TỈNH THANH HÓA LUÔN PHÁT HUY DÂN CHỦ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG
Tiếp tục duy trì những kết quả đạt được, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải khẳng định: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa luôn phát huy dân chủ, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm trước khi quyết định các vấn đề quan trọng trước Quốc hội.
Năm 2023, bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, mạnh, phức tạp, khó lường; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, tác động đến hầu hết quốc gia, khu vực; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài dẫn đến suy giảm tăng trưởng, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước. Ở trong nước, kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động kép từ các yếu tố bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế.
Trong tỉnh Thanh Hóa, có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khắn, thách thức nhiều hơn. Trước bối cảnh đó, Đoàn ĐBQH, các ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã nêu của tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân, không ngừng nỗ lực, cố gắng, chủ động khắc phục mọi khó khăn, thách thức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, chương trình công tác đã đề ra. Kết quả cụ thể từng mặt hoạt động của Đoàn ĐBQH và các ĐBQH được thể hiện qua một số công tác trọng tâm.
Đối với công tác lập pháp: Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải cho biết, căn cứ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch của Đoàn để đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội. Qua đó, Đoàn đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các Sở, ban, ngành và các cơ quan hữu quan trên địa bàn tỉnh đối với 20 dự án luật thuộc chương trình được Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ 5 và 6. Trên cơ sở các ý kiến tham gia đóng góp, Đoàn đã tổng hợp kịp thời báo cáo về Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo để tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện các dự án Luật.
Ngoài việc chủ động nghiên cứu các dự án luật và thực hiện cơ chế tư vấn của các tổ chức, chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, đặc biệt đối với các dự án luật chuyên ngành, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa còn tổ chức nhiều hình thức phong phú khác như lựa chọn những vấn đề lớn của các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc các dự án luật mang tính chất chuyên ngành để xin ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan; tổ chức khảo sát thực tế, kết hợp lấy ý kiến cử tri góp ý vào các dự án luật thông qua các hội nghị tiếp xúc cử tri để làm rõ thêm các vấn đề có liên quan. Qua đó, Đoàn đã thu thập được các ý kiến góp ý, phản biện chuyên sâu, chất lượng chuyên môn cao, góp phần đưa hoạt động của Đoàn ĐBQH các ĐBQH ngày càng hiệu quả, đáp ứng được mong mỏi của cử trì. Bên cạnh đó, các ĐBQH trong Đoàn đã tham gia nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu tổ chức… Các ĐBQH chuyên trách ở Trung ương tích cực, trách nhiệm cao trong việc tham gia cùng Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra các dự án luật trước khi trình Quốc hội tại các kỳ họp.
Công tác giám sát tiếp tục được quan tâm nâng cao về chất lượng, nhất là giám sát chuyên đề
Đối với hoạt động giám sát, khảo sát: Theo Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải, công tác giám sát tiếp tục được Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa quan tâm nâng cao về chất lượng, nhất là giám sát chuyên đề. Trong năm, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức thực hiện giám sát 04 chuyên đề, trong đó: 01 chuyên để giám sát theo kế hoạch của Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và 01 chuyên đề giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh, tiến hành tổ chức khảo sát 2 chuyên đề.
Ngoài các hoạt động giám sát, khảo sát theo các chương trình, kế hoạch đã nêu, Đoàn đã cử đại diện tham gia các cuộc giám sát, khảo sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về giám sát, khảo sát tại Thanh Hóa như: Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chuyển mục đích sử dụng rừng để đực hiện dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và khảo sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi thường tại Thanh Hóa.
Ủy ban Tài chính-Ngân sách giám sát về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán Ngân ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; tình hình triển khai thực hiện đầu tư công năm 2023, kế hoạch đầu tư công năm 2024, đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực biên kế hoạch 05 năm 2001-2025 về tài chính quốc gia và vay, trả nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn, tình hình triển khai Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù, tình hình triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội. Ủy ban Tư pháp giám sát việc chấp hành pháp luật về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và tha tù trước thời hạn có điều kiện và khảo sát việc chấp hành Luật Tổ chức Tòa án năm 2014.
Hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH, các ĐBQH trong năm 2023 tiếp tục được đổi mới, kết hợp giữa xem xét báo cáo với khảo sát, kiểm tra thực tế, đảm bảo đúng trọng tâm, thực chất và đi sâu vào những vấn đề đang được dư luận, cử tri quan tâm. Qua giám sát đã kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc, từ đó chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đưa ra các giải pháp kiến nghi nghị xác đáng. Qua hoạt động giảm sát, Đoàn đã yêu cầu và đôn đốc các cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết tháo gỡ các vướng mắc, bất cập hoặc thực thi nghiêm túc các chính sách, pháp luật. Hoạt động giám sát đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật.
Về hoạt động chất vấn: Tại các kỳ họp của Quốc hội, các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất các nhóm vấn đề chất vấn đối với 05 Bộ, ngành cơ quan trung ương, tập trung vào các vấn đề mà cử tri và Nhân dân quan tâm.
Qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, các ĐBQH đã nghiên cứu kỹ tài liệu, bám sát thực tiễn và lĩnh vực được chất vấn, đặt các câu hỏi và tranh luận có chất lượng, đúng và trúng các vấn đề cử tri quan tâm. Tại các phiên chất vấn, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có 09 lượt ĐBQH đặt câu hỏi chất vẫn về 08 nhóm vấn đề được cử tri quan tâm.
Phát huy dân chủ, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi trước khi quyết định các vấn đề quan trọng
Đối với việc quyết định các vấn đề quan trọng: Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải khẳng định: Tại các kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Đoàn ĐBQH, các ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã phát huy dân chủ, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm cùng Quốc hội xem xét, thông qua 1 Luật, 03 Nghị quyết quan trọng; xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền một cách thận trọng, chặt chẽ với sự đồng thuận, thống nhất cao trên cơ sở tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của Đảng và Nhà nước.
Tại kỳ họp thứ 5 và thứ 6, Đoàn ĐBQH, các ĐBQH tỉnh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, căn cứ vào thực tiễn, kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác đã luôn chủ động nghiên cứu, tham gia ý kiến một cách toàn diện, đầy đủ và trách nhiệm đối với các nội dung thuộc chương trình, kế hoạch lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước như: Tham gia thảo luận vào các báo cáo, tờ trình của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021- 2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2023; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn...
Các ý kiến phát biểu tại các phiên thảo luận được các ĐBQH chuẩn bị kỹ lưỡng, thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, hạn chế và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể đối với các ngành, lĩnh vực.
Vẫn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục
Đánh giá chung về hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Mai Văn Hải nhận định: Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân, trong năm 2023, các nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch công tác đều được Đoàn ĐBQH tỉnh triển khai thực hiện cơ bản hoàn thành. Hoạt động giám sát, khảo sát được tăng cường, ngoài chương trình, kế hoạch của Quốc hội, Đoàn đã lựa chọn 01 chuyên đề giám sát và 02 nội dung khảo sát phù hợp với hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Công tác xây dựng luật được chú trọng đảm bảo chất lượng theo chương trình, kế hoạch của Quốc hội bằng nhiều hình thức đa dạng, hiệu quả.
Công tác tiếp xúc cử tri nói chung và tiếp xúc cử tri theo chuyên đề nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, công tác dân nguyện được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm và hiệu quả, được cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Công tác thông tin, truyền thông thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đã truyền tải đầy đủ, chính xác và kịp thời các diễn biến, hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động của Đoàn ĐBQH, các ĐBQH trong Đoàn nói riêng để cử tri, Nhân dân theo dõi, giám sát.
Các ĐBQH luôn chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và thực hiện tốt trách nhiệm của mình, tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội; thảo luận, chất vấn một cách dân chủ, thẳng thắn với tinh thần xây dựng, biểu quyết, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn một cách có trách nhiệm cao trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng nội dung từng vấn đề.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải cho biết, công tác nghiên cứu, đóng góp ý kiến đối với một số dự án luật có chất lượng chưa cao do dự thảo hồ sơ dư án luật trình Quốc hội chậm hoặc không đầy đủ so với tiến độ, kế hoạch. Một số cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến góp ý chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Chất lượng giám sát một số chuyên đề chưa cao do có phạm vi giám sát rộng, thời gian để tổ chức giám sát theo kế hoạch của mỗi chuyên đề ngắn và sát nhau, việc mời các chuyên gia, nhà quản lý có chuyên môn cao tham gia các chuyên để giám sát còn gặp nhiều khó khăn./.
Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=84995