Đoàn rước Đức Thánh Trần dài gần 3 km tại lễ hội Bạch Đằng

Hàng nghìn người dân và khách du lịch đổ về Lễ hội Bạch Đằng để tham dự rước Đức Thánh Trần vi hành. Đây là một trong 3 lễ hội lớn nhất của người dân thị xã Quảng Yên.

 Hàng năm cứ vào mùng 6/3 âm lịch, mỗi người con của quê hương Bạch Đằng Giang nói riêng và người dân, khách du lịch ở khắp mọi miền đất nước lại trở về Khu Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) để tham dự Lễ hội truyền thống Bạch Đằng.

Hàng năm cứ vào mùng 6/3 âm lịch, mỗi người con của quê hương Bạch Đằng Giang nói riêng và người dân, khách du lịch ở khắp mọi miền đất nước lại trở về Khu Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) để tham dự Lễ hội truyền thống Bạch Đằng.

 Lễ hội tưởng nhớ, tri ân Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cùng các công thần nhà Trần có công đánh đuổi giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng. Đây là một trận đánh quan trọng của quân dân Đại Việt được sử sách lưu truyền lại.

Lễ hội tưởng nhớ, tri ân Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cùng các công thần nhà Trần có công đánh đuổi giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng. Đây là một trận đánh quan trọng của quân dân Đại Việt được sử sách lưu truyền lại.

 Lễ hội diễn ra trong 4 ngày, trong đó đặc sắc nhất là nghi thức rước Đức Thánh Trần vi hành từ Khu di tích Bạch Đằng về đình Yên Giang (phường Yên Giang) và rước ngược lại diễn ra vào ngày 26-27/4.

Lễ hội diễn ra trong 4 ngày, trong đó đặc sắc nhất là nghi thức rước Đức Thánh Trần vi hành từ Khu di tích Bạch Đằng về đình Yên Giang (phường Yên Giang) và rước ngược lại diễn ra vào ngày 26-27/4.

 Theo tục lệ, từ sáng sớm các trai tráng được lựa chọn kỹ càng từ trước là người có sức khỏe, gia đình văn hóa... để mặc lễ phục, đầu đội khăn đỏ làm lễ đưa tượng Hưng Đạo đại vương cùng bảo kiếm từ trong đền ra kiệu rước vi hành quanh thị xã Quảng Yên.

Theo tục lệ, từ sáng sớm các trai tráng được lựa chọn kỹ càng từ trước là người có sức khỏe, gia đình văn hóa... để mặc lễ phục, đầu đội khăn đỏ làm lễ đưa tượng Hưng Đạo đại vương cùng bảo kiếm từ trong đền ra kiệu rước vi hành quanh thị xã Quảng Yên.

 Kiệu được trang trí sơn son, thếp vàng, có ô lọng che và do 4 người khiêng. Đi trước và sau kiệu là các đội lễ, thanh âm, cờ tái hiện lại Đức Thánh Trần vi hành.

Kiệu được trang trí sơn son, thếp vàng, có ô lọng che và do 4 người khiêng. Đi trước và sau kiệu là các đội lễ, thanh âm, cờ tái hiện lại Đức Thánh Trần vi hành.

 Đoàn rước dài gần 3 km thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.

Đoàn rước dài gần 3 km thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.

 Đoàn rước đi qua Bảo tàng Bạch Đằng, nơi đây đang lưu giữ 5 cây cọc Bạch Đằng từ trận chiến Bạch Đằng năm 1288 chặn đứng đoàn thuyền của quân Nguyên, tạo điều kiện cho quân và dân nhà Trần chặn đứng 600 chiến thuyền.

Đoàn rước đi qua Bảo tàng Bạch Đằng, nơi đây đang lưu giữ 5 cây cọc Bạch Đằng từ trận chiến Bạch Đằng năm 1288 chặn đứng đoàn thuyền của quân Nguyên, tạo điều kiện cho quân và dân nhà Trần chặn đứng 600 chiến thuyền.

 Ngoài rước Đức Thánh Trần, đoàn rước còn hóa thân lại các vị tướng, quân và dân nhà Trần chuẩn bị cho cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

Ngoài rước Đức Thánh Trần, đoàn rước còn hóa thân lại các vị tướng, quân và dân nhà Trần chuẩn bị cho cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

 Hóa thân vào Đức Ông Đệ Tam Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, anh Trần Vũ Tiến, trú phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên, cho biết đây là lần thứ 10 tham gia đoàn rước và vào vai Đức Ông, con trai thứ 3 của Trần Quốc Tuấn. Đức ông Đệ tam được thờ ở đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả.

Hóa thân vào Đức Ông Đệ Tam Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, anh Trần Vũ Tiến, trú phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên, cho biết đây là lần thứ 10 tham gia đoàn rước và vào vai Đức Ông, con trai thứ 3 của Trần Quốc Tuấn. Đức ông Đệ tam được thờ ở đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả.

 "Đây là niềm tự hào của người Quảng Yên nói riêng và của cả tỉnh Quảng Ninh nói chung. Lễ hội Bạch Đằng là một trong 3 lễ hội chính và lớn nhất của người dân vùng cửa biển Quảng Yên", anh Tiến chia sẻ.

"Đây là niềm tự hào của người Quảng Yên nói riêng và của cả tỉnh Quảng Ninh nói chung. Lễ hội Bạch Đằng là một trong 3 lễ hội chính và lớn nhất của người dân vùng cửa biển Quảng Yên", anh Tiến chia sẻ.

 Đoàn rước đi qua, người dân bày lễ vật để cúng và cầu xin sức khỏe, bình an cho gia đình.

Đoàn rước đi qua, người dân bày lễ vật để cúng và cầu xin sức khỏe, bình an cho gia đình.

 Thu Hương (Hà Nội) được bạn giới thiệu và đưa về Quảng Yên tham dự lễ hội Bạch Đằng. "Rất sôi động, náo nhiệt và nhiều màu sắc truyền thống. Đặc biệt tôi thấy người dân xếp hàng để kiệu đi qua, bạn tôi nói đây là tục lệ truyền thống", Hương cho biết.

Thu Hương (Hà Nội) được bạn giới thiệu và đưa về Quảng Yên tham dự lễ hội Bạch Đằng. "Rất sôi động, náo nhiệt và nhiều màu sắc truyền thống. Đặc biệt tôi thấy người dân xếp hàng để kiệu đi qua, bạn tôi nói đây là tục lệ truyền thống", Hương cho biết.

 Mỗi khi kiệu đi qua, người dân gồm cả người lớn và trẻ nhỏ ngồi xếp hàng chờ kiệu đi qua để cầu mong may mắn, sức khỏe.

Mỗi khi kiệu đi qua, người dân gồm cả người lớn và trẻ nhỏ ngồi xếp hàng chờ kiệu đi qua để cầu mong may mắn, sức khỏe.

 "Em và các bạn ra đây chui kiệu đều cầu mong các ngài phù hộ cho học giỏi, được điểm cao. Chúng em vừa có buổi ngoại khóa đến Khu di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng để tìm hiểu lịch sử 3 trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng đánh đuổi giặc ngoại xâm", một học sinh trường Tiểu học Yên Giang chia sẻ.

"Em và các bạn ra đây chui kiệu đều cầu mong các ngài phù hộ cho học giỏi, được điểm cao. Chúng em vừa có buổi ngoại khóa đến Khu di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng để tìm hiểu lịch sử 3 trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng đánh đuổi giặc ngoại xâm", một học sinh trường Tiểu học Yên Giang chia sẻ.

 Dòng sông Bạch Đằng đã ghi dấu 3 trận thủy chiến hào hùng của dân tộc Đại Việt chống quân Nam Hán năm 938 dưới sự dẫn dắt của Ngô Quyền, chống quân Tống năm 981 của Lê Đại Hành và chống quân Nguyên Mông năm 1288 với sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo.

Dòng sông Bạch Đằng đã ghi dấu 3 trận thủy chiến hào hùng của dân tộc Đại Việt chống quân Nam Hán năm 938 dưới sự dẫn dắt của Ngô Quyền, chống quân Tống năm 981 của Lê Đại Hành và chống quân Nguyên Mông năm 1288 với sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo.

Quốc Nam

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/doan-ruoc-duc-thanh-tran-dai-gan-3-km-tai-le-hoi-bach-dang-post1425925.html