Doanh nghiệp nói gì về quá trình đổi mới sáng tạo trong Y Dược của Việt Nam?

Phát biểu tại Hội thảo 'Đổi mới sáng tạo: Liều thuốc phát triển bền vững ngành y dược' do Báo Đầu tư tổ chức sáng 25/9, các doanh nghiệp dược phẩm lớn đều đánh giá cao quá trình đổi mới sáng tạo trong ngành Y Dược tại Việt Nam.

Theo ông Atul Tandon, Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của ngành Y Dược Việt Nam trong thời gian qua trong đổi mới, phát triển.

Ông Atul Tandon, Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam.

Ông Atul Tandon, Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam.

Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam cho biết, AstraZeneca đã chứng kiến sự đổi mới về hạ tầng, cơ sở y tế bệnh viện, sự phát triển hơn nữa của y tế tư nhân, cải thiện trong ứng dụng công nghệ, cho tiến bộ về ngoại khoa, ngành y…

Chúng tôi đã chứng kiến nhiều tiến bộ đã diễn ra, AstraZeneca thấy tích cực, lạc quan ở Việt Nam. Cam kết mà AstraZeneca đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu đổi mới sáng tạo, công nghệ đang được thực hiện với những chương trình liên quan đến sức khỏe của giới trẻ để đóng góp sức trẻ, đóng góp tài năng cho phát triển ngành Y tế.

Với vai trò là một đối tác phát triển, chúng tôi chủ động đóng góp hoạt động liên quan về điều trị. Chúng tôi tin rằng, không chỉ về khía cạnh tiếp cận thị trường mà còn đổi mới sáng tạo trong sản phẩm thuốc, khoa học đổi mới, chuyển đổi cho người dân, AstraZeneca lạc quan tin tưởng hoạt động đã và đang làm. "Đổi mới toàn diện vì sức khỏe của người dân trên toàn cầu”, ông Atul Tandon, Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam nhấn mạnh.

Cũng theo ông Atul Tandon, AstraZeneca đi đầu trong nỗ lực nghiên cứu về lâm sàng, trong chuỗi giá trị của khoa học, thuốc, việc hợp tác đóng góp cho phát triển thí nghiệm.

Tới nay AstraZeneca đã xây dựng nhiều phòng thí nghiệm để cải thiện cho năng lực về xét nghiệm chuẩn đoán, có những sáng kiến có thể nhân rộng từ Việt Nam sang các nước trong khu vực châu Á.

“Chúng tôi tự hào cách tiếp cận lấy bệnh nhân làm trung tâm, theo dõi được hành trình của người bệnh, đồng hành với người bệnh từ sàng lọc đến chuẩn đoán, điều trị, hỗ trợ phát triển hạ tầng chăm sóc y tế tại các cơ sở, thúc đẩy hiểu biết làm thế nào để đảm bảo tính bền vững, sự thích ứng với điều kiện hoàn cảnh khác nhau trong quá trình hỗ trợ phát triển y tế”, Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam cho hay.

Tuy nhiên, ông Atul Tandon cho rằng, thành tựu Việt Nam đạt được là rất lớn nhưng thách thức không ít. Đó là các vấn đề tăng cường giải quyết gánh nặng cho người bệnh, dân số già hóa đông lên, bệnh mãn tính, thiên tai…đòi hỏi hành trình nỗ lực liên tục, không ngừng của ngành Y Dược.

Ngoài ra, ông Atul Tandon đánh giá cao những nỗ lực của ngành y dược Việt Nam trong thời gian qua trong đổi mới, phát triển, chứng kiến sự đổi mới về hạ tầng, cơ sở y tế bệnh viện, sự phát triển hơn nữa của y tế tư nhân, cải thiện trong ứng dụng công nghệ, cho tiến bộ về ngoại khoa, ngành y…

Chưa kể, ngành Y tế đóng góp 50% phát thải nhà kính, cao hơn ngành hàng không, do vậy việc cần làm của Việt Nam không chỉ tập trung về đổi mới sáng tạo lâm sàng, đóng góp tốt hơn cho chống biến đổi khí hậu, khả năng thich ứng, công bằng y tế.

Còn theo chia sẻ của ông Dion Warren, Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Takeda, doanh nghiệp theo đuổi chiến lược mang đến những giải pháp chăm sóc sức khỏe tiên tiến để xây dựng một tương lai khỏe mạnh hơn cho người Việt Nam, thông qua việc mở rộng khả năng tiếp cận thuốc và tăng cường hợp tác với các đối tác để cùng hướng đến mục tiêu chung là cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Ông Dion Warren, Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Takeda.

Ông Dion Warren, Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Takeda.

Ông Dion Warren đánh giá rất cao quá trình đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong phát triển ngành Y Dược và khẳng định rằng thời gian qua doanh nghiệp đã nỗ lực lớn để có thể thích ứng với quá trình này.

“Chúng tôi đã dành gần 5 tỷ USD cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Takeda đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực điều trị ung thư, các bệnh lý về tiêu hóa, bệnh hiếm, các giải pháp điều trị từ huyết tương và hiện nay là vắc-xin”, ông Dion Warren cho biết thêm.

Kể từ năm 2021, Tập đoàn Takeda đã hợp tác với Bộ Y tế, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cùng nhiều bệnh viện và trung tâm chẩn đoán, để quản lý hiệu quả các bệnh hiếm. Hỗ trợ các chương trình đáp ứng nhu cầu điều trị đặc hiệu của bệnh nhân mắc bệnh hiếm, bao gồm giải pháp huyết tương và các phương pháp điều trị mới cho bệnh đa u tủy xương, bệnh ung thư hạch Hodgkin.

Vào tháng 5/2024, chúng tôi đạt được một cột mốc quan trọng mới khi Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt vắc-xin phòng sốt xuất huyết của Takeda.

Đây là vắc-xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam, bổ sung một phương pháp phòng ngừa chủ động và bền vững vào chiến lược phòng ngừa tích hợp, nhằm ứng phó với mối đe dọa sức khỏe cộng đồng ngày càng gia tăng của bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động bởi sốt xuất huyết. Năm 2022, Việt Nam có gần 370.000 ca bệnh, 150 trường hợp tử vong. Bệnh sốt xuất hiện hoành hành nhiều hơn tại miền Nam so với các địa phương khác tại Việt Nam.

Việc tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phòng chống bệnh truyền nhiễm của Takeda, nhất là khi sốt xuất huyết đang gây ra gánh nặng lớn cho cả hệ thống y tế và kinh tế quốc gia.

Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan y tế, các trường đại học, các viện nghiên cứu, cùng các đối tác và các trung tâm tiêm chủng công lập và dịch vụ.

Takeda có hơn 40 năm nỗ lực giải quyết các vấn đề về y tế khác nhau tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ góc nhìn của chúng tôi, việc quan trọng nhất là hợp tác, đối thoại để đạt được mục tiêu chung, tạo ra giá trị ý nghĩa cho cộng đồng”, ông Dion Warren cho biết.

Takeda là tập đoàn dược phẩm Nhật Bản đã hiện diện tại hơn 80 quốc gia và khu vực trên toàn cầu, với doanh thu năm 2023 đạt 28,2 triệu USD, đội ngũ 50.000 nhân sự.

Ở một khía cạnh khác, bà Radhika Bhalla, Tổng Giám đốc Viatris Việt Nam và Các Thị Trường Liên Minh Châu Á, Viatris, thời gian qua Viatris đã nỗ lực vì công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân khi doanh nghiệp đã cung ứng các loại thuốc chất lượng cao cho hơn 1 tỷ người bệnh trên toàn thế giới.

Bà Radhika Bhalla, Tổng Giám đốc Viatris Việt Nam.

Bà Radhika Bhalla, Tổng Giám đốc Viatris Việt Nam.

Để làm được điều này Viatris đã vận hành một chuỗi cung ứng thuận tiện cho người dân, để họ tiếp cận thuốc một cách dễ dàng, nhanh chóng. Bên cạnh đó, Viatris có nhiều dự án chuyển giao công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện mục tiêu đưa ra thị trường các loại thuốc thực sự chất lượng.

Bên cạnh đó, Viatris cũng tập trung vào tính bền vững, khả thi, quy mô toàn cầu ở chuỗi cung ứng toàn cầu khi hợp tác với hiệp hội y tế, dược để nâng cao nhận thức cho các dược sỹ, nhà thuốc trong chăm sóc sức khỏe người dân đồng thời đưa ra các giải pháp y tế, chất lượng, dễ tiếp cận.

Cũng theo bà Radhika Bhalla, tại Viatris, doanh nghiệp nỗ lực xây dựng một chiến lược kinh doanh toàn diện không chỉ nhằm mở rộng hoạt động thương mại của công ty tại Việt Nam mà còn củng cố cam kết của chúng tôi đối với cộng đồng chăm sóc sức khỏe địa phương. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ tập trung vào tiếp cận bền vững trên quy mô lớn.

Sứ mệnh của Viatris là giúp cho bệnh nhân trên toàn thế giới sống khỏe mạnh hơn ở mọi giai đoạn của cuộc đời, và Viatris nỗ lực đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cho dù ở bất cứ nơi đâu hay trong hoàn cảnh nào.

Viatris Việt Nam thể hiện sứ mệnh này thông qua việc đảm bảo danh mục thuốc đa dạng của chúng tôi luôn sẵn có và được sử dụng trong các danh mục điều trị khác nhau trên toàn quốc.

Hướng tới sứ mệnh này, chúng tôi sẽ mở rộng hợp tác với các hiệp hội y khoa và chuyên gia y tế địa phương trong việc tổ chức các hội nghị khoa học, chương trình đào tạo và các sáng kiến y tế cộng đồng.

Thông qua những nỗ lực này, chúng tôi mong muốn nâng cao nhận thức về các tình trạng sức khỏe khác nhau, thúc đẩy phát hiện sớm và cải thiện hiệu quả điều trị cho người dân Việt Nam.

Trong thời gian tới, Viatris sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng cách ưu tiên mở rộng danh mục sản phẩm của mình nhằm đáp ứng phạm vi rộng lớn hơn của nhu cầu chăm sóc sức khỏe chưa được đáp ứng tại Việt Nam.

Với việc mang lại các giải pháp điều trị đa dạng hơn, chúng tôi mong muốn cải thiện hiệu quả điều trị của bệnh nhân, tối ưu hóa chi phí quản lý bệnh và nâng cao sức khỏe tổng thể cho người dân Việt Nam.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, với tư cách là đối tác chiến lược, Viatris đã và đang tiếp tục đồng hành với Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan trong mục tiêu đơn giản hóa thủ tục đăng ký và mua sắm thuốc tại các cơ sở y tế, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu cho bệnh nhân.

Chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc trong nước trong ngành dược phẩm đã được xác định là ưu tiên hàng đầu của chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam.

Là một trong những công ty tiên phong thực hiện các dự án gia công và chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc gốc tại Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng khi nhận được nhiều sự động viên, hỗ trợ từ Chính phủ và Bộ Y tế. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục đăng ký và chính sách đầu tư.

Do đó cần thiết có các cải cách pháp lý để tạo môi trường đầu tư nước ngoài rõ ràng và hấp dẫn hơn cho ngành công nghiệp dược phẩm.

Ở một số quốc gia, các nhà hoạch định chính sách tập trung vào sáng kiến chuyển giao công nghệ này để thúc đẩy khả năng tự chủ nguồn cung và giúp cho các quốc gia giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe thông qua sự kết hợp giữa sản xuất toàn cầu, khu vực và địa phương.

Việt Nam có thể đạt được sự cân bằng tương tự trong khi vẫn tiếp tục thu hút đầu tư bằng cách cung cấp các chính sách ưu đãi về thuế, đơn giản hóa quy trình cấp phép cho thuốc chuyển giao công nghệ, và tạo điều kiện cho các thuốc này sớm lưu hành trên thị trường.

"Ngoài ra, việc giảm gánh nặng thủ tục hành chính liên quan đến các mô hình chuyển giao công nghệ có thể thu hút nhiều đầu tư vào chuyên môn hơn từ các công ty đa quốc gia vào Việt Nam và về lâu dài sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước song song với việc duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu", bà Viatris nói.

D.Ngân- Chí Cường

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-noi-gi-ve-qua-trinh-doi-moi-sang-tao-trong-y-duoc-cua-viet-nam-d225806.html