Đầu đường Hồ Văn Cống giao với quốc lộ 13 có bảng chỉ dẫn đường vào làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
Cách đầu đường vào làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp khoảng chừng 200m, hình ảnh song Long đang bay lượn gây ấn tượng cho người đi đường.
Dù song Long đang trong quá trình thi công, chưa hoàn thành, nhưng đã thu hút sự chú ý của người dân địa phương. Trên các trang mạng xã hội, từ chiều 23 đến sáng 24/1 đã ngập tràn hình ảnh về cặp rồng tại làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp.
Linh vật rồng được nhiều địa phương thực hiện để chào đón Xuân Giáp Thìn 2024, nhưng hình ảnh song Long tại Bình Dương được xem là độc đáo nhất. Chất liệu để thi công song Long hoàn toàn bằng gốm sứ, đặc trưng của làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Bình Dương.
Vật liệu dùng để tạo nên linh vật đều bằng gốm, loại đất sét được nung lên.
Song Long đang trong quá trình hoàn thiện.
Gốm sứ nhiều kích cỡ khác nhau, thân thuộc với mọi người dân, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo nên một kiệt tác độc đáo mang đặc trưng của làng nghề truyền thống.
Các nghệ nhân đang tỉ mỉ thực hiện các công đoạn để tạo nên một linh vật rồng hoàn chỉnh.
Để tạo nên một con rồng bằng gốm, các nghệ nhân rất vất vả.
Dù linh vật rồng chưa được thi công hoàn chỉnh, nhưng đã thu hút người dân. Nhiều người dân địa phương đi thể dục buổi sáng đã dừng lại để check-in.
Là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp (Bình Dương) hình thành và nổi tiếng hàng trăm năm qua. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, tỉnh Bình Dương triển khai Đề án "Bảo tồn và phát triển Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và các vùng lân cận".
Theo sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, nghề sơn mài Tương Bình Hiệp xuất hiện ở Bình Dương hơn 300 năm trước. Cuốn "Bình Dương - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI" do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xuất bản năm 2003 ghi: "Trong cuộc di cư đầu thế kỷ 18, những người miền Bắc, trong đó có những người thợ sơn mài đã đi dọc sông Sài Gòn đến lập nghiệp ở vùng đất Thủ Dầu Một, đưa nghề sơn mài du nhập và lưu truyền cho đến ngày nay.
Hương Chi