Độc đáo chùa Dâu - ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Chùa Dâu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nơi khởi nguồn của đạo Phật. Chùa đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang đậm bản sắc dân tộc.

 Chùa Dâu còn có tên là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Chùa là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lớn về lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Dâu còn có tên là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Chùa là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lớn về lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Dâu được xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc, gồm các hạng mục công trình: Tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, nhà Tả vu – Hữu vu, Tam Bảo, Hậu đường, hành lang và các công trình phụ trợ.

Chùa Dâu được xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc, gồm các hạng mục công trình: Tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, nhà Tả vu – Hữu vu, Tam Bảo, Hậu đường, hành lang và các công trình phụ trợ.

Nổi bật nhất trong các công trình của chùa là tòa tháp Hòa Phong được xây bằng gạch nung già, với 3 tầng, cao 15 m. Theo thư tịch cổ, vào thời Trần, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho trùng tu chùa Dâu, xây tháp cao 9 tầng. Nhưng kiến trúc của tòa tháp hiện còn là của thời Lê Trung Hưng.

Nổi bật nhất trong các công trình của chùa là tòa tháp Hòa Phong được xây bằng gạch nung già, với 3 tầng, cao 15 m. Theo thư tịch cổ, vào thời Trần, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho trùng tu chùa Dâu, xây tháp cao 9 tầng. Nhưng kiến trúc của tòa tháp hiện còn là của thời Lê Trung Hưng.

Trong lòng tháp, phía dưới có bệ thờ “Tứ trấn” (Tứ Thiên Vương), bằng gỗ phủ sơn, cao 1,60 m. Phía trên treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817.

Trong lòng tháp, phía dưới có bệ thờ “Tứ trấn” (Tứ Thiên Vương), bằng gỗ phủ sơn, cao 1,60 m. Phía trên treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817.

Phía trước tam cấp cửa phía Tây có 2 tượng sóc đá mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung Hưng. Bên trái có một tượng cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m (dấu ấn của văn hóa phương Bắc, phản ánh sự hiện diện của Thái thú Sĩ Nhiếp khi đóng trị sở ở thành Luy Lâu).

Phía trước tam cấp cửa phía Tây có 2 tượng sóc đá mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung Hưng. Bên trái có một tượng cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m (dấu ấn của văn hóa phương Bắc, phản ánh sự hiện diện của Thái thú Sĩ Nhiếp khi đóng trị sở ở thành Luy Lâu).

Tiền đường được dựng trên nền thấp hơn thượng điện gồm 7 gian, 2 chái, hai hồi xây bít theo kiểu cột trụ cánh phong. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt 5 gian giữa. Ở gian chính giữa có 2 thành bậc đá chạm rồng, mang phong cách nghệ thuật thời Trần.

Tiền đường được dựng trên nền thấp hơn thượng điện gồm 7 gian, 2 chái, hai hồi xây bít theo kiểu cột trụ cánh phong. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt 5 gian giữa. Ở gian chính giữa có 2 thành bậc đá chạm rồng, mang phong cách nghệ thuật thời Trần.

Tượng Pháp Vân được thờ trong nhà Thượng điện. Đây là một trong 4 pho tượng trong hệ thống tượng Tứ pháp vùng Dâu -Luy Lâu được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán.

Tượng Pháp Vân được thờ trong nhà Thượng điện. Đây là một trong 4 pho tượng trong hệ thống tượng Tứ pháp vùng Dâu -Luy Lâu được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán.

Tại tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương.

Tại tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương.

18 pho tượng La Hán thờ trong khuôn viên chùa Dâu.

18 pho tượng La Hán thờ trong khuôn viên chùa Dâu.

Đây là các đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán.

Đây là các đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán.

Khu vực nhà thờ Tổ và thờ Mẫu.

Khu vực nhà thờ Tổ và thờ Mẫu.

Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Năm 2013, chùa Dâu được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang đậm bản sắc dân tộc.

Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Năm 2013, chùa Dâu được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang đậm bản sắc dân tộc.

Mời độc giả xem thêm video Báo động tình trạng trộm cắp tài sản trong chùa (Nguồn: VTV24)

Nguyễn Hải

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/doc-dao-chua-dau-ngoi-chua-phat-giao-co-nhat-viet-nam-1799681.html