Độc đáo hội đùa nơm truyền thống xã An Thanh ở Hải Dương

Đây là năm thứ 4 xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) tổ chức hội đùa nơm truyền thống, thu hút hơn 700 nơm thủ và hơn 2.000 người đến chứng kiến, cổ vũ. Sự kiện đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân trong vùng và tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách thập phương.

Sáng 2/9, UBND xã An Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) tưng bừng tổ chức Hội đùa nơm năm 2024 tại khu vực sông T6, thôn Thanh Kỳ.

Ông Phạm Văn Thiệp, Chủ tịch UBND xã An Thanh phát biểu khai mạc Hội đùa nơm xã An Thanh năm 2024.

Ông Phạm Văn Thiệp, Chủ tịch UBND xã An Thanh phát biểu khai mạc Hội đùa nơm xã An Thanh năm 2024.

Trao đổi với Mekong ASEAN, bác Nguyễn Văn Bảo, một nơm thủ hơn 60 tuổi đến từ thôn An Định, xã An Thanh cho biết, sáng nay bác và gia đình thức dậy từ 5h sáng nấu đồ ăn sáng và chuẩn bị tinh thần, sức khỏe tốt để tham gia hội thi. Bác Bảo đã tham gia hội thi 3 năm nay và cũng chừng đó năm, mỗi lần đến dịp hội vẫn mang trong mình nhiều cảm xúc, phấn khởi và hồi hộp.

Đông đảo các nơm thủ, các đại biểu, người dân và du khách hòa chung vào không khí Hội đùa nơm xã An Thanh năm 2024.

Đông đảo các nơm thủ, các đại biểu, người dân và du khách hòa chung vào không khí Hội đùa nơm xã An Thanh năm 2024.

Hội thi năm nay thu hút đông đảo các nơm thủ ở nhiều lứa tuổi tham gia thi bắt cá, đông nhất từ trước đến nay.

Hội thi năm nay thu hút đông đảo các nơm thủ ở nhiều lứa tuổi tham gia thi bắt cá, đông nhất từ trước đến nay.

“Hôm nay đúng dịp nghỉ lễ mùng 2/9, các cháu nội, cháu ngoại sang thăm chơi với ông bà từ hôm qua. Tôi cũng muốn dẫn các cháu đến chứng kiến hội thi để các cháu hình dung và thấy được nét đẹp văn hóa gắn liền với đời sống, truyền thống lâu đời của người dân làng quê xã An Thanh từ hội thi này”, bác Bảo chia sẻ.

Các nơm thủ tham gia nhiệt tình, sôi nổi.

Các nơm thủ tham gia nhiệt tình, sôi nổi.

Các nơm thủ được dùng nhiều phương thức, dụng cụ để bắt cá như úp nơm, sục giậm, mò tay, cất vó…

Các nơm thủ được dùng nhiều phương thức, dụng cụ để bắt cá như úp nơm, sục giậm, mò tay, cất vó…

Đúng 8h30’, tại Sông T6 (từ Cống ông Nhạc về cống chợ xã An Thanh), Hội đùa nơm truyền thống xã An Thanh chính thức bắt đầu. Sự kiện thu hút hơn 700 nơm thủ ở nhiều lứa tuổi đến từ các thôn trong xã và một số du khách thập phương tham gia thi bắt cá. Chứng kiến, cổ vũ hội thi và các nơm thủ có hơn 2.000 người dân trong vùng và du khách thập phương, đông nhất từ trước đến nay.

Năm nay có nhiều nơm thủ nhí tham gia thi bắt cá.

Năm nay có nhiều nơm thủ nhí tham gia thi bắt cá.

Theo quy định của hội thi, các nơm thủ được dùng nhiều phương thức, dụng cụ để bắt cá như úp nơm, sục giậm, mò tay, cất vó…

Niềm vui của một nơm thủ khi bắt được cá.

Niềm vui của một nơm thủ khi bắt được cá.

Ông Phạm Văn Thiệp, Chủ tịch UBND xã An Thanh cho biết, hội thi được tổ chức nhằm duy trì, bảo tồn những giá trị văn hóa, truyền thống của người dân địa phương; nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ngành, và toàn thể nhân dân trong xã trong việc phát triển thế mạnh của xã.

Kết quả, ông Phạm Xuân Chiến ở thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh giành giải nhất khi bắt được con cá nặng nhất, hơn 8kg. Trong ảnh: Đại diện Ban tổ chức trao giải nhất cho nơm thủ Phạm Xuân Chiến.

Kết quả, ông Phạm Xuân Chiến ở thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh giành giải nhất khi bắt được con cá nặng nhất, hơn 8kg. Trong ảnh: Đại diện Ban tổ chức trao giải nhất cho nơm thủ Phạm Xuân Chiến.

“Thông qua hội thi cũng nhằm nâng cao ý thức, nhận thức của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường, duy trì và phát triển các nguồn lợi thủy sinh; tăng cường đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, quảng bá các sản phẩm đặc thù của địa phương, như rươi, cáy, lúa hữu cơ, chuẩn bị cho vụ thu hoạch con đặc sản năm nay”, Chủ tịch UBND xã An Thanh chia sẻ.

Đại diện Ban tổ chức trao giải phụ cho nơm thủ cao tuổi nhất là ông Phạm Văn Nhuân (78 tuổi); nơm thủ bắt được nhiều cá nhất là ông Phạm Xuân Kính (cùng ở thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh). Trong ảnh: Nơm thủ cao tuổi nhất Phạm Văn Nhuân nhận giải thưởng.

Đại diện Ban tổ chức trao giải phụ cho nơm thủ cao tuổi nhất là ông Phạm Văn Nhuân (78 tuổi); nơm thủ bắt được nhiều cá nhất là ông Phạm Xuân Kính (cùng ở thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh). Trong ảnh: Nơm thủ cao tuổi nhất Phạm Văn Nhuân nhận giải thưởng.

Bên cạnh đó, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của các tầng lớp nhân dân; khơi dậy nét văn hóa đặc trưng, kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua đó động viên, khơi dậy phát triển các phong trào của địa phương.

Đại diện CTCP Nông nghiệp thế hệ mới trao thưởng cho những nơm thủ bắt được những chú cá có đeo khuyên.

Đại diện CTCP Nông nghiệp thế hệ mới trao thưởng cho những nơm thủ bắt được những chú cá có đeo khuyên.

“So với các năm trước, công tác tổ chức hội thi năm nay có sự bài bản và quy mô lớn hơn. Số lượng nơm thủ tham gia và khán giả (là những người trong xã, huyện, các địa phương khác trong tỉnh và đến từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hưng Yên...) đến cổ vũ năm nay đông gấp đôi năm ngoái. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì hội thi này và tới đây sẽ nâng cấp, bổ sung thêm một số cơ sở hạ tầng nhằm tổ chức, phục vụ bài bản hơn nữa”, Chủ tịch UBND xã An Thanh Phạm Văn Thiệp khẳng định.

Ban tổ chức và đại diện các nơm thủ chụp ảnh lưu niệm.

Ban tổ chức và đại diện các nơm thủ chụp ảnh lưu niệm.

Một tiết mục văn nghệ tại Hội đùa nơm xã An Thanh năm 2024.

Một tiết mục văn nghệ tại Hội đùa nơm xã An Thanh năm 2024.

Chia sẻ với Mekong ASEAN, anh Lưu Quang Thành, một du khách quê ở tỉnh Bắc Giang hiện sinh sống tại thành phố Hà Nội cho biết, anh về một nhà người bạn ở xã An Thanh thăm chơi dịp nghỉ lễ và được bạn rủ đến xem hội thi. Anh Thành rất ấn tượng hội thi này tại xã An Thanh, bởi cũng lâu lắm rồi anh mới được chứng kiến lại cảnh bắt cá bằng nơm và một số dụng cụ khác, khiến anh nhớ lại về tuổi thơ của mình.

Đông đảo người dân và du khách đến chứng kiến, cổ vũ hội đùa nơm.

Đông đảo người dân và du khách đến chứng kiến, cổ vũ hội đùa nơm.

“Tôi hy vọng xã An Thanh sẽ tổ chức quy mô hội thi lớn hơn nữa, đồng thời giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để nhiều người hiểu biết thêm phương thức đánh bắt cá truyền thống này và đâu đó trong cuộc sống hiện đại những nét sinh hoạt, văn hóa đẹp của làng quê này được tái hiện trong ký ức nhiều người...”, anh Thành bày tỏ.

Phùng Nguyện

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/doc-dao-hoi-dua-nom-truyen-thong-xa-an-thanh-o-hai-duong-32995.html