Hằng năm, vào đầu tháng 2 Âm lịch, nhân dân thôn Đào Đặng (xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) lại tưng bừng tổ chức Hội làng Đào Đặng - Lễ hội Đào Nương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đền Mẫu Đào Nương đã được Bộ Văn hóa Thông tin (trước đây) xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988 và trở thành niềm tự hào của người dân trong làng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo phả tích của đền Mẫu Đào Nương: Đào Nương (tên thật là Đào Thị Huệ) là một cô gái xinh đẹp, hát hay, múa khéo, nổi tiếng khắp tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu (nay là thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Vào đầu thế kỷ XV, nhà Minh mượn cớ ‘phù Trần diệt Hồ’ đem quân sang xâm lược nước ta. Khi kéo đến làng Đào Đặng, chúng bắt nàng Đào Nương phải múa hát, hầu hạ. Nàng Đào Nương đã bí mật tìm các bô lão và trai tráng đang ẩn nấp trong làng, ước hẹn cứ đêm khuya, đợi quân giặc ngủ say thì khiêng chúng ném xuống sông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Điểm thu hút sự chú ý nhất trong phần nghi lễ là đoàn rước kiệu từ đền Mẫu Đào Nương đến đình làng, chỉ có phái nữ tham gia rước kiệu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trước khi thực hiện nghi lễ rước kiệu, đoàn rước sẽ mang lễ đến đền Mẫu để xin rước. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tham gia đoàn rước có các đội cờ lễ, múa lân, rồng, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đi đầu đoàn rước là đội múa lân, rồng dẫn theo hương án, và đi phía sau cùng là kiệu mẫu Đào Nương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Phần biểu diễn múa rồng ấn tượng của các thanh niên trai tráng khi rước kiệu từ đền Mẫu về đình làng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đoàn rước kiệu từ đội cờ, đội khênh hương án và đội khênh kiệu đều là nữ giới. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trên đường rước kiệu từ đền Mẫu về đình làng, các đội khênh kiệu và hương án thi thoảng lại xoay kiệu hoặc khênh kiệu chạy đột ngột. Người dân nơi đây quan niệm rằng đó là do mẫu Đào Nương điều khiển. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Khi kiệu bà Đào Nương được rước tới đình làng, với lòng thành kính của con cháu hướng về tổ tiên, các nghi thức lễ dâng hương chính thức diễn ra. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Khi kiệu tới đình, người dân thực hiện nghi lễ dâng văn trong không khí trang nghiêm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tại đây, các kiệu tiếp tục xoay trong sân như một nghi thức thể hiện mẫu Đào Nương đang hiện về. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đây là một nét đặc sắc riêng của lễ hội Đào Nương giúp thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy những truyền thống mà cha ông để lại. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Qua thời gian, lễ hội Đào Nương đã đi vào tiềm thức mỗi người con làng Đào Đặng và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Đây cũng là dịp để người dân tỏ lòng thành kính, tri ân với tổ tiên và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)