Đoàn rước gồm hàng nghìn người trong trang phục truyền thống lần lượt đứng xếp hàng ngay ngắn, chỉnh tề theo từng đội, gồm: rồng, cờ, lọng, bát bửu, chấp kích, kiệu ba vị Tam Tổ Trúc Lâm, lễ chay, lễ mặn, bình thủy, hương, hoa...
Đi đầu đoàn rước là đội rồng
Tiếp ngay sau là đội cờ
Kiệu ba vị Tam Tổ Trúc Lâm trong thành phần đoàn rước
Ngay phía trên là đội rước vật phẩm
Bình thủy được chuyển từ kiệu lên thuyền rồng để tiến ra giữa hồ Côn Sơn
Tiếng nhạc lưu thủy hành vân, trống, chiêng rộn ràng cất lên cũng là lúc đoàn rước bắt đầu di chuyển từ chùa Côn Sơn tiến ra hồ Côn Sơn. Trong ảnh: Hai thuyền rồng nhỏ hơn làm nhiệm vụ "hộ tống"
Trên bờ, các nhà sư thực hiện nghi lễ dâng hương, cáo thần, đăng đàn cầu nước
Dưới thuyền rồng, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương múc nước từ vòng sinh khí vào bình thủy
Giữa hồ Côn Sơn mênh mông sóng nước - nơi tụ thủy, tụ linh, tụ phúc, trong không khí trang nghiêm, các nhà sư làm lễ dâng hương, cáo thần, đăng đàn cầu nước, đọc kinh niệm chú, thả chim và cá phóng sinh... Trong ảnh:Thượng tọa Thích Thanh Vân, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương thực hiện nghi thức phóng sinh
Trên bờ, đội nghi lễ, nhân dân và du khách đứng dõi theo nghi lễ
Bình thủy được chuyển lên bờ sau khi các nhà sư hoàn thành nghi thức cúng tế
Theo truyền thống, bình thủy sẽ được đưa về chùa Côn Sơn để thực hiện các nghi thức cúng Phật, mộc dục (tắm tượng)
Đoàn rước bình thủy từ hồ Côn Sơn về chùa Côn Sơn
Lễ rước nước chùa Côn Sơn mang nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, độc đáo, không nhiều lễ hội mùa xuân có
Lễ rước nước là nghi thức tâm linh, thể hiện lòng thành kính, tri ân chư vị Phật, thánh, nguyện mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bệnh tật tiêu trừ, nhân khang vật thịnh. Nghi lễ còn biểu dương sức mạnh, gợi mở sự gắn kết tình cảm cộng đồng làng xã... Đây là nghi lễ quan trọng, một nét đẹp văn hóa đặc sắc, độc đáo tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc mà không nhiều lễ hội có. Nghi lễ này được phục dựng từ năm 2008 và duy trì đến nay.
TIẾN MẠNH - TUẤN ANH