Độc đáo tục ăn 'Tết lại' ở Thái Nguyên

Những ngày đầu xuân, khi mưa bụi vẫn còn lấm tấm trên mầm non vừa nhú, người dân xã Liên Minh, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) lại tưng bừng mổ lợn, gói bánh chưng để tổ chức ăn 'Tết lại'.

Xã Liên Minh từ lâu nổi tiếng với tục ăn “Tết lại”. Tập tục này diễn ra sau Tết Nguyên Đán, bắt đầu từ mùng 4 ở làng Thâm, mùng 6 là làng Đồng Mó, mùng 10 là làng Vang... cứ vậy kéo dài hết tháng Giêng. Đây không chỉ là nét đẹp văn hóa bản địa mà còn là dịp để hội làng, dịp để gắn kết cộng đồng, tưởng nhớ người có công và củng cố tinh thần đoàn kết.

Xã Liên Minh từ lâu nổi tiếng với tục ăn “Tết lại”. Tập tục này diễn ra sau Tết Nguyên Đán, bắt đầu từ mùng 4 ở làng Thâm, mùng 6 là làng Đồng Mó, mùng 10 là làng Vang... cứ vậy kéo dài hết tháng Giêng. Đây không chỉ là nét đẹp văn hóa bản địa mà còn là dịp để hội làng, dịp để gắn kết cộng đồng, tưởng nhớ người có công và củng cố tinh thần đoàn kết.

Từ chiều hôm 30/1 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng), gia đình bà Nguyễn Thị Quý ở làng Vang đã cùng thành viên gia đình tất bật thịt gà, ngâm gạo, gói bánh chưng, chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên ngày ăn Tết lại diễn ra vào hôm sau.

Từ chiều hôm 30/1 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng), gia đình bà Nguyễn Thị Quý ở làng Vang đã cùng thành viên gia đình tất bật thịt gà, ngâm gạo, gói bánh chưng, chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên ngày ăn Tết lại diễn ra vào hôm sau.

Theo lời các cụ cao niên, trước đây tập tục ăn Tết lại truyền thống tổ chức ở đình làng Vang nhưng do chiến tranh tàn phá, đình làng đã bị phá hủy nên phần hội (cờ người, trò chơi dân gian…) cũng không còn tổ chức. Hiện nay, tập tục này được thực hiện ngay tại nhà.

Theo lời các cụ cao niên, trước đây tập tục ăn Tết lại truyền thống tổ chức ở đình làng Vang nhưng do chiến tranh tàn phá, đình làng đã bị phá hủy nên phần hội (cờ người, trò chơi dân gian…) cũng không còn tổ chức. Hiện nay, tập tục này được thực hiện ngay tại nhà.

Ngoài việc đóng góp dâng lễ tại đình làng thì mỗi gia đình đều chuẩn bị bữa cơm sum họp mời người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Mâm cỗ thiết đãi khách được chế biến từ những sản vật địa phương là rượu đông chí, xôi, thịt lợn, thịt gà, bánh chưng; còn có những thức quà như bánh gio, chè lam, kẹo vừng, bánh bỏng… Người dân nơi đây là vậy, luôn hiếu khách, nhiệt tình và cuộc sống của họ cũng luôn giữ được nét đẹp truyền thống cộng đồng đoàn kết ấy.

Ngoài việc đóng góp dâng lễ tại đình làng thì mỗi gia đình đều chuẩn bị bữa cơm sum họp mời người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Mâm cỗ thiết đãi khách được chế biến từ những sản vật địa phương là rượu đông chí, xôi, thịt lợn, thịt gà, bánh chưng; còn có những thức quà như bánh gio, chè lam, kẹo vừng, bánh bỏng… Người dân nơi đây là vậy, luôn hiếu khách, nhiệt tình và cuộc sống của họ cũng luôn giữ được nét đẹp truyền thống cộng đồng đoàn kết ấy.

Ngoài ra, tập tục này cũng là dịp để con cháu, những người xa quê không kịp về đón Tết Nguyên đán có điều kiện gặp gỡ, sum họp, chia sẻ câu chuyện đầu xuân.

Ngoài ra, tập tục này cũng là dịp để con cháu, những người xa quê không kịp về đón Tết Nguyên đán có điều kiện gặp gỡ, sum họp, chia sẻ câu chuyện đầu xuân.

Nhóm PV

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/doc-dao-tuc-an-tet-lai-o-thai-nguyen-169230201124228023.htm