Hai bức tranh cổ đề tài " Tây Du Ký" được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ trả lời thấu đáo câu hỏi này. Đây là hai bức tranh thờ của đền Độc Lôi (Nghệ An) có từ thời Lê Trung Hưng, niên đại thế kỷ 18.
Cảnh núi Hỏa Diệm Sơn bốc cháy phừng phực - chướng ngại lớn dành cho thầy trò Đường Tăng trên đường lấy kinh - được thể hiện trên chất liệu giấy dó của bức tranh cổ.
Bà La Sát (Thiết Phiến công chúa) cầm quạt Ba tiêu nghênh chiến với ba đồ đệ của Đường Tăng - những người cần chiếc quạt bảo bối để thổi tắt lửa ở Hỏa Diệm Sơn.
Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng lao vào "ăn thua" với bà La Sát.
Ngưu Ma Vương, chồng của bà La Sát tức giận đuổi theo Ngộ Không để giành lại quạt Ba Tiêu...
Phần này của bức tranh thể hiện cảnh Đường Tăng, Bát Giới và Sa Tăng lâm nạn, sắp bị yêu quái tống vào nồi nước sôi để ăn thịt.
Tôn Ngộ Không phải tả xung hữu đột để giải vây...
Một lần khác, các thầy trò lại bị bắt giữ, trói cột. Dáng vẻ của Trư Bát Giới trông rất khổ sở.
Nhờ tài trí của Ngộ Không mà tình thế xoay chuyển, yêu quái bị tóm sống...
Ra đời vào khoảng năm 1590, Tây Du Ký là một tiểu thuyết mang đậm màu sắc Phật giáo, các nhân vật chính đến hồi kết đều trở thành những người đắc đạo. Vì vậy, các hình ảnh từ Tây Du Ký được đưa vào khá nhiều đền chùa Phật giáo từ xưa đến nay.
Hai bức tranh Tây Du Ký chỉ là một phần trong bộ sưu tập gồm 12 bức tranh thờ cổ của đền Độc Lôi, được trưng bày tại một gian của Bảo tàng. Các bức tranh có chủ đề đa dạng, phản ánh sinh động đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt thời kỳ này.
Màu sắc sử dụng trong tranh có nguồn gốc từ các loại thảo mộc thiên nhiên giống như chất liệu tạo màu ở tranh Đông Hồ hay tranh Hàng Trống cùng thời, vẫn tươi tắn sau 3 thế kỷ tồn tại.
Không chỉ phản ánh trình độ thẩm mỹ và sự khéo léo người nghệ nhân của dòng tranh dân gian, loạt tranh quý này còn góp phần tạo nên sự đa sắc cho nền mỹ thuật cổ Việt Nam...
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC1
Quốc Lê