Đọc sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma đời thứ 14
Một số bạn đã nhiều năm gõ cửa nhiều chùa, đọc nhiều kinh điển, tunhiều tông phái, và rồi thấy rằng Phật pháp quá mênh mông, như dường học hoàikhông hết. Và rồi bạn chỉ muốn tìm một cuốn sách tiếng Anh duy nhất để đọc, đểnghiền ngẫm ngày này qua ngày kia, nhằm nắm vững tinh yếu Phật pháp để vào cưảgiải thoát. Nếu thế, xin đề nghị bạn hãy tìm đọc tác phẩm 'Essence of theHeart Sutra' (viết tắt: EHS) của Đức Đạt-lai Lạt-ma đời thứ 14.
Sách Essence of the Heart Sutra
Dĩ nhiêncũng có nhiều sách thích nghi tương tự, nhưng đặc biệt sách này thích hợp chođa số, bất kể bạn xuất thân từ tông phái nào, Nam hay Bắc tông, Thiền hay Tịnh,Mật. Bởi vì, sách này chú giải Bát-nhã Tâm kinh, một bản văn nhật tụng củaBắc tông và đặc biệt là Thiền tông, nhưng cũng từ cội gốc trong nhóm kinh nhậttụng sơ thời, khi Đức Phật còn sinh tiền.
Sách này có tên đầy đủ là “Essence of theHeart Sutra: The Dalai Lama’s Heart of Wisdom Teachings” (Tinh yếu Tâmkinh: Cốt lõi lời Đức Đạt-lai Lạt-ma dạy về trí tuệ) - tác giả ghi là TenzinGyatso The Fourteenth Dalai Lama. Không rõ có bản dịch tiếng Việt nào chưa; tuynhiên, cho dù đã có vị nào dịch sang tiếng Việt, bạn cũng nên lấy bản tiếng Anhlàm chính để đọc hàng ngày.
Có nhiều lý do để lấy bản tiếng Anh làm chính, bất kể dịch giả nàocó xuất sắc cách mấy. Đức Đạt-lai Lạt-ma lưu vong năm 24 tuổi (sinh 1935, lưuvong 1959), giảng pháp toàn cầu trực tiếp bằng tiếng Anh, khi gặp Phật tử từĐông Á thường mời tứ chúng tụng Tâm kinh theo ngôn ngữ các nước. Nhữngthời thuyết pháp của ngài có thể xem trên YouTube. Sách này là tổng hợp nhiêùbài giảng của ngài về Tâm kinh, biên tập và duyệt lại từ nhiều người, vơíngười dịch chủ yếu là Tiến sĩ Thupten Jinpa, một cựu Tăng sĩ Tây Tạng thường đibên cạnh ngài trong những sự kiện lớn. Jinpa viết trong Lời nói đầu năm 2002 (EHS,trang xi) rằng truyền thống Phật giáo Tây Tạng tụng Tâm kinh trước tất cảcác buổi thuyết pháp. Do vậy, sách này rất cô đọng, và từng chữ tiếng Anh trongsách đều được cân nhắc từ nhiều vị tôn túc.
Có thể chỉ đọc sách đủ để giải thoát? Đủ để chứngquả Thánh? Có thể. Bởi vì, hành vi đọc sách, hay đọc tụng kinh điển, hay nghiềnngẫm kinh điển, cũng có thể dứt bỏ ba phần đầu trong năm hạ phần kiết sử (thânkiến, nghi, giới cấm thủ, tham và sân) - nghĩa là, chứng quả Dự lưu, còn gọi làmở Pháp nhãn, thấy rõ đường đạo không nhầm lẫn, cho dù các phiền não vi tế chưacắt đứt hết. Đó là lý do cho thấy đọc tụng, hay tư duy về Phật pháp là một phầntrong đời sống tu hành, có từ thời Đức Phật sinh tiền.
Sách EHS dày 180 trang, do Nhà xuất bản Wisdom Publicationsấn hành, bản đầu tiên in năm 2002, gồm ba phần chính.
Phần I gồm 5 chương, nói tổng quan về Phậtgiáo, trình bày sơ lược về nhiều tông phái trong ba thời chuyển pháp luân,trong đó cốt tủy vẫn là lý Duyên khởi và cách xa lìa khổ, về ngài Long Thọ(Nagarjuna), về Tâm kinh, một giáo lý cô đọng của Đại thừa xuất hiện,theo Đức Đạt-lai Lạt-ma giải thích là xuất hiện nhiều thế kỷ sau Đức Phật,nhưng ngài cũng ghi rằng, “Chúng ta có thể nói rằng kinh điển Đại thừa khôngdo Đức Phật lịch sử dạy cho công chúng trong ý nghĩa quy ước. Thêm nữa, có thểrằng kinh điển Đại thừa, như các kinh trong hệ thống Trí tuệ viên mãn (Bát-nhãBa-la-mật), đã được dạy cho một nhóm vài vị mà Đức Phật xem là thích nghi nhấtđể học giáo pháp này”. (trang 47). Dĩ nhiên, một số bạn có thể cho rằng Tâmkinh là hậu tác. Nhưng nếu bạn đọc kỹ, sẽ thấy tư tưởng Tâm kinh đãcó rất sớm trong nhóm Kinh Tập của Tạng Pāli, khi Đức Phật mới thuyếtpháp.
Nơi trang 52-55, Đức Đạt-lai Lạt-ma giảithích về ba thời chuyển pháp luân. Đức Phật thuyết pháp trong thời đầu tiên làdạy Tứ Thánh đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) trong đó Bát Chánh đạo nằm trong Đạo đế.Thời kỳ thứ nhì, Đức Phật dạy các kinh hệ thống Bát-nhã, giải thích sâu hơn vềDiệt đế (the truth of cessation, nằm trong Tứ Thánh đế), đặc biệt là để hiểu bảnchất tận cùng của thực tại là tánh không, là rỗng rang (emptiness). Và rồi từkinh nghiệm sâu hơn về tánh không, dẫn tới thời kỳ chuyển pháp luân thứ ba, khiĐức Phật dạy các kinh về Phật tánh (Buddha Nature) còn gọi là Như Lai tạng(Tathagatagarbha) và là nền tảng để hiểu Kim cang thừa. Đức Đạt-lai Lạt-makhuyên là nên học cả ba thời dạy pháp như thế - Thượng tọa bộ (Theravada), Đạithừa (Mahayana), Kim cang thừa (Vajrayana) - để biết cả ba đều là lời Đức Phậtdạy, để tránh cái chấp của một số vị cho rằng kinh Đại thừa đã xa lìa Phậtpháp, hay ngược lại là cái chấp cho rằng Theravada là “cỗ xe nhỏ” (trang 54).Ngài khuyên tất cả Phật tử nên kết hợp tất cả giáo pháp cốt tủy ba thừa vào tutập riêng (trang 55). Nếu bạn không đồng ý với cách giải thích lịch sử đó, cũngkhông hề gì, vì nhiều luận sư cũng bất đồng về những chuyện như niên đại, thơìkỳ… Giáo lý quan trọng là ở phần sau, nói về yếu nghĩa Tâm kinh.
Phần II là Tâm kinh, từ chương 6 tơí11, giải thích về Bát-nhã Tâm kinh. Đức Đạt-lai Lạt-ma viết rằng một vịsư Tây Tạng trung bình mất từ 5 tới 7 năm để học các kinh hệ thống Bát-nhã, vàmột số vị sẽ phải học thêm các bộ luận - khoảng 21 bộ luận đã được dịch từSanskrit sang Tạng ngữ, và rồi thêm nhiều bộ luận được các sư viết trực tiếp bằngTạng ngữ (trang 63-64). Nói như thế để thấy truyền thống Tây Tạng xem tư tưởngBát-nhã (còn gọi là hệ thống Trung quán, mà Tâm kinh là bản văn cô đọng)là cốt tủy Phật pháp.
Bản Tâm kinh tiếng Hán Việt thường tụngngắn hơn bản tiếng Anh trong sách EHS, nguyên dịch ra từ Tạng ngữ.
Bản Hán Việt khởi đầu là: “Quán Tự Tại Bồ-táthành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không…”.
Nhưng trong bản tiếng Anh trong sách EHS,tr.68-70, khởi đầu là: “Thus have I once heard: The Blessed One was stayingin…” (Như vầy tôi nghe: Thế Tôn đang ở tại…” Khởi đầu là hình ảnh Đức Phậtgiữa các sư và Bồ-tát, “Thế Tôn nhập định về nhiều hiện tượng gọi là hiện tướngcủa sự thâm sâu.” (Blessed One entered the meditative absorption on thevarieties of phenomena called the appearance of the profound). Đức Đạt-lai Lạt-machú giải rằng “sự thâm sâu” đó là chỉ vào Tánh không (emptiness), vào Như thị(suchness), còn gọi là “các pháp chỉ là như thế”.
Do vậy, nếu không dựa vào chú giải của Đức Đạt-laiLạt-ma mà cứ dựa vào từ điển, chúng ta sẽ có thể nhầm nghĩa.
Và cũng do vậy, nếu cứ vin vào chữ, thuần dưạvào văn tự, chúng ta có thể sẽ, hoặc rời xa kinh điển, hoặc mang nghĩa này nhầmsang nghĩa khác. Đức Đạt-lai Lạt-ma dẫn ra một thí dụ cụ thể là chữ Phật tánh(Buddha Nature).
Nơi trang 82, Ngài viết, dịch là: “Trong Đạithừa, chữ Phật tánh có nhiều nghĩa. Trong Duy Thức tông, Phật tánh chỉ cho tâmvô cấu nhiễm căn bản của chúng ta mà, khi chưa nhận ra, là tánh Phật “an trú tựnhiên” của chúng ta, và khi tỉnh thức sẽ là tánh Phật “được chuyển hóa” củachúng ta. Bản chất Phật an trú tự nhiên này cũng là Niết-bàn bản nhiên, hay sựgiải thoát bản nhiên đã hiện hữu trong tất cả chúng ta. Cũng nhờ có sẵn Niết-bànbản nhiên nên bụi che mờ có thể tách rời khỏi tự tánh của tâm, và mới có thể chứngngộ. Trong Trung Quán tông, bản chất Phật (tức Phật tánh) được định nghĩa khác:được định nghĩa là Không, cụ thể, là cái rỗng rang không tự thể của tâm. Đâycũng gọi là bản tánh ánh sáng trong trẻo của tâm”.
Tuyệt vời là Tâm kinh, cho dù chúng tađọc một câu, hay vài câu cũng sẽ thấy sức mạnh:
…Cho nên trong tướng Không
Không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức;
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý;
Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp…
Một điểm lợi ích khi đọc Tâm kinh quasách EHS, là khi gặp một số điểm phức tạp, Đức Đạt lai Lạt ma đưa ra nhiêùđiểm nhìn khác nhau từ nhiều luận thư. Như trong chương 9, InterpretingEmptiness (Diễn giải về Không), Ngài đưa ra điểm nhìn về vô ngã qua các quan điểmHữu bộ (Vaibhasika), kinh Lượng bộ (Sautrantika), Duy Thức tông(Mindonly School), Trung Quán tông (Middle Way School).
Một điểm ghi nhận rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma theolập trường Trung Quán. Như nơi trang 107, ngài phân tích về dị biệt giữa Duy Thứcvà Trung Quán. Duy Thức chỉ ra, phân tích về cái Không của hiện tướng ngoại xứ(hiện tượng ngoài tâm chúng ta) để xả ly tâm tham và sân, nhưng như thế vẫnchưa đủ, theo ngài Đạt-lai Lạt-ma. Bởi vì nếu chưa nhận ra cái Không trong nôịxứ (hiện tượng trong tâm chúng ta) thì sẽ có thể chấp vào, vin vào cảm thọ an lạccủa thiền định, trong khi chỉ Trung Quán mới xóa rào phân biệt giữa trong vàngoài tâm, giữa ngoại xứ và nội xứ - và đó là tận cùng, cốt tủy Tâm kinh.
Tuy nhiên, tánh Không không có nghĩa là khônghề có gì hết, theo lời giải thích của Đức Đạt-lai Lạt-ma, vì sẽ vô nghĩa nếu phủnhận thực tại, “Điều này cho thấy rằng các pháp hiện hữu, nhưng trong tự thểlà không; hữu thể chỉ có thể được hiểu qua ý nghĩa duyên khởi” (tr.112).
Và đó là Không, là Vô ngã, rằng tất cả các hiệntượng không hề có một chút mảy may hiện hữu nội tại (each and everyphenomenon lacks even a trace of intrinsic existence).
Nơi trang 122, Đức Đạt-lai Lạt-ma dẫn ra bài kệcủa Long Thọ về Bát bất (Tám điều không): không hề có gì sinh, cũng không hề cógì diệt; không pháp nào là thường còn, không pháp nào là đoạn diệt; không gì tới,không gì đi; không hề khác biệt, cũng không phải là một (bất sinh, bất diệt; bấtthường, bất đoạn; bất lai, bất khứ; bất dị, bất nhất).
Để dễ hiểu về ý nghĩa Bát bất, chúng ta hãyhình dung rằng, dẫn theo kinh Tương ưng (SN 35.246) - Vīṇopama Sutta(1), khi một quân vương lần đầu nghe âm thanh từcây đàn hồ cầm, mới gọi lính đi bắt lấy những âm thanh tuyệt vời đó. Nhạc sĩ mơínói âm thanh (tức là cái được nghe) là từ cây đàn, thân đàn, dây đàn, nhạc sĩvà cách chơi đàn đúng cách. Thế rồi nhà vua chẻ cây đàn làm trăm mảnh, cũngkhông thấy âm thanh đâu… Đức Phật kể ẩn dụ này nói tiếp, rằng tìm hoài sắc, thọ,tưởng, hành, thức sẽ không thấy ở đâu có, và đó là vô ngã.
Tương tự, chúng ta nói đó là duyên khởi, tự thểtiếng đàn là rỗng rang, là trống không - và tiếng đàn không từ đâu tới, không từđàn, không từ dây, không từ gỗ… do vậy, các pháp không sinh, không diệt, khôngthường, không đoạn, không tới, không đi, không khác, không một.
Hễ thấy như thế, tức khắc, trước mắt và bêntai là các pháp tịch diệt, tức là Niết-bàn.
Nơi trang 123, Đức Đạt-lai Lạt-ma giải thích rằnghễ ai nương vào nhóm “Bát bất” sẽ vào được Tam giải thoát môn (Không, Vô tướng,Vô nguyện). Tức là, nhìn tự thể, nhìn nhân, nhìn quả.
Ngài viết, dịch như sau: “Tám đặc tính nàycó thể gom vào ba phạm trù, mỗi phạm trù khảo sát tánh Không từ một điểm nhìnkhác nhau. Ba điểm nhìn này gọi là Ba cửa giải thoát. Nếu chúng ta nhìn tánhKhông từ điểm nhìn của tự các pháp, chúng ta thấy tất cả hiện tượng đều rỗngrang không tự thể, và trống rỗng không đặc tính nào là tự thể (ngã). Nhìn nhưthế là cửa đầu tiên của giải thoát, cửa Không. Nếu chúng ta nhìn tánh Không từđiểm nhìn của nguyên nhân của nó, chúng ta thấy nó không sinh, không diệt,không nhơ và không sạch. Đó là cửa giải thoát thứ nhì, cửa Vô tướng. Nếu chúngta nhìn tánh Không từ ảnh hưởng (quả) của nó, chúng ta thấy các pháp không thiếu(khiếm khuyết), không dư (toàn hảo). Đó là cửa thứ ba của giải thoát, cửa Vônguyện”. (tr.123)
Nói chung, đối với Phật tử đọc Anh văn, tác phẩm“Essence of the Heart Sutra” cần được nghiền ngẫm, tư duy từng lời giải thích củaĐức Đạt-lai Lạt-ma. Nơi đây, Tâm kinh, cốt tủy của Phật pháp, đã được giảithích minh bạch. Hễ ai giữ được cái nhìn rỗng rang như thế, tất nhiên là giảithoát.
Nguyên Giác
_______________
(1) Kinh SN 35.246 - https://suttacentral.net/sn35.246/en/sujato
Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//nguyetsan/vanhoa/2019/07/04/7af4ca/