Đội tàu tên lửa Hải quân Việt Nam dàn hàng xuất hiện trên truyền hình

Trong những hình ảnh mới được công bố gần đây, Hải quân Việt Nam đã hình thành một lối tác chiến cực kỳ lợi hại bằng việc sử dụng biên đội nhiều tàu tên lửa cùng phối hợp công kích.

Quân chủng Hải quân là một trong những lực lượng được quan tâm đầu tư tiến thẳng lên hiện đại. Việc nhập khẩu các loại tàu có sức tác chiến cao từ nước ngoài đã được quân đội ta thực hiện từ giai đoạn giữa những năm 1990 và cả quá trình tự nghiên cứu chế tạo, đóng mới tàu tên lửa tấn công nhanh trong nước. Cho đến nay, sau hơn 20 năm được xây dựng chính quy, Quân chủng đã có cho mình một vốn liếng vô cùng đáng kể, sở hữu đội tàu mặt nước lớn mạnh, hàng đầu khu vực. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa Việt Nam hành tiến trên biển theo đội hình - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Quân chủng Hải quân là một trong những lực lượng được quan tâm đầu tư tiến thẳng lên hiện đại. Việc nhập khẩu các loại tàu có sức tác chiến cao từ nước ngoài đã được quân đội ta thực hiện từ giai đoạn giữa những năm 1990 và cả quá trình tự nghiên cứu chế tạo, đóng mới tàu tên lửa tấn công nhanh trong nước. Cho đến nay, sau hơn 20 năm được xây dựng chính quy, Quân chủng đã có cho mình một vốn liếng vô cùng đáng kể, sở hữu đội tàu mặt nước lớn mạnh, hàng đầu khu vực. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa Việt Nam hành tiến trên biển theo đội hình - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Trong đó, những con tàu mặt nước có năng lực nhất của Việt Nam hiện nay là bốn tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đề án 11661E nhập khẩu từ Nga với cặp đầu tiên mang số hiệu 011 Lý Thái Tổ và 012 Đinh Tiên Hoàng gia nhập biên chế từ năm 2011, cặp thứ hai mang số hiệu 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung cũng chính thức tham gia vào đội hình tác chiến từ năm 2018. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa với sự dẫn đầu của những chiếc Gepard 3.9 Việt Nam - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Trong đó, những con tàu mặt nước có năng lực nhất của Việt Nam hiện nay là bốn tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đề án 11661E nhập khẩu từ Nga với cặp đầu tiên mang số hiệu 011 Lý Thái Tổ và 012 Đinh Tiên Hoàng gia nhập biên chế từ năm 2011, cặp thứ hai mang số hiệu 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung cũng chính thức tham gia vào đội hình tác chiến từ năm 2018. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa với sự dẫn đầu của những chiếc Gepard 3.9 Việt Nam - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Vũ khí mạnh nhất của Gepard 3.9 là 2 bệ phóng KT-184 chứa 8 quả tên lửa chống hạm cận âm Kh-35E với tầm bắn 130km, một pháo hạm AK-176 cỡ nòng 76mm, 1 hệ thống phòng thủ tầm gần CIWS Palma-SU, 2 pháo cao tốc AK-630 cỡ nòng 30mm, ở cặp tàu thứ hai còn được trang bị thêm 2x2 ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm. Ngoài ra, tàu còn có sàn đáp và hangar nửa kín nửa hở cho phép tiếp nhận loại trực thăng săn ngầm Ka-28 phối thuộc trong các nhiệm vụ tác chiến biển xa, dài ngày. Ảnh: Biên đội tàu hộ vệ Gepard dàn hàng sẵn sàng công kích - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Vũ khí mạnh nhất của Gepard 3.9 là 2 bệ phóng KT-184 chứa 8 quả tên lửa chống hạm cận âm Kh-35E với tầm bắn 130km, một pháo hạm AK-176 cỡ nòng 76mm, 1 hệ thống phòng thủ tầm gần CIWS Palma-SU, 2 pháo cao tốc AK-630 cỡ nòng 30mm, ở cặp tàu thứ hai còn được trang bị thêm 2x2 ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm. Ngoài ra, tàu còn có sàn đáp và hangar nửa kín nửa hở cho phép tiếp nhận loại trực thăng săn ngầm Ka-28 phối thuộc trong các nhiệm vụ tác chiến biển xa, dài ngày. Ảnh: Biên đội tàu hộ vệ Gepard dàn hàng sẵn sàng công kích - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Gepard 3.9 được trang bị các loại radar phát hiện và theo dõi mục tiêu trên không - mặt nước Pozitiv-ME, Mineral-ME, radar kiểm soát hỏa lực 5P-10-03E, radar trinh sát hàng hải Pal, các hệ thống đối kháng tác chiến điện tử MP-405E, MP-407E và đặc biệt nổi bật là hệ thống quản lý hỗ trợ tác chiến Sigma-E. Đặc biệt, ở cặp Gepard 3.9 thứ hai còn được trang bị cả hệ thống sonar thân giúp truy tìm tàu ngầm đối phương, đây cũng là tàu có năng lực tác chiến chống ngầm nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa dẫu đầu bởi các tàu Gepard 3.9 - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Gepard 3.9 được trang bị các loại radar phát hiện và theo dõi mục tiêu trên không - mặt nước Pozitiv-ME, Mineral-ME, radar kiểm soát hỏa lực 5P-10-03E, radar trinh sát hàng hải Pal, các hệ thống đối kháng tác chiến điện tử MP-405E, MP-407E và đặc biệt nổi bật là hệ thống quản lý hỗ trợ tác chiến Sigma-E. Đặc biệt, ở cặp Gepard 3.9 thứ hai còn được trang bị cả hệ thống sonar thân giúp truy tìm tàu ngầm đối phương, đây cũng là tàu có năng lực tác chiến chống ngầm nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa dẫu đầu bởi các tàu Gepard 3.9 - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Các tàu Gepard 3.9 bên cạnh là các tàu có năng lực chống hạm, chống ngầm và phòng không toàn diện, mạnh nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay, nó còn là tàu chiến có lượng giãn nước lớn nhất, xấp xỉ 2.000 tấn. Tàu có thể tác chiến biển xa, đi biển dài ngày. Ảnh: Biên đội Gepard 3.9 di chuyển gần - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Các tàu Gepard 3.9 bên cạnh là các tàu có năng lực chống hạm, chống ngầm và phòng không toàn diện, mạnh nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay, nó còn là tàu chiến có lượng giãn nước lớn nhất, xấp xỉ 2.000 tấn. Tàu có thể tác chiến biển xa, đi biển dài ngày. Ảnh: Biên đội Gepard 3.9 di chuyển gần - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Ngoài Gepard 3.9, Việt Nam hiện nay cũng đang sở hữu một đội tàu tên lửa tấn công nhanh cực kỳ hùng hậu với 8 chiếc thuộc đề án 12418 Molniya, 4 chiếc đề án 1241RE, 1 chiếc thuộc đề án BPS-500. Đây là các tàu có trọng tải nhỏ, khoảng 500 tấn nhưng lại được vũ trang các loại tên lửa chống hạm mạnh mẽ như Kh-35E hay P-20M với tầm bắn từ 80-130km và có thể độc lập tác chiến. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya của Hải quân Việt Nam - Nguồn: Truyền hình QPVN.

Ngoài Gepard 3.9, Việt Nam hiện nay cũng đang sở hữu một đội tàu tên lửa tấn công nhanh cực kỳ hùng hậu với 8 chiếc thuộc đề án 12418 Molniya, 4 chiếc đề án 1241RE, 1 chiếc thuộc đề án BPS-500. Đây là các tàu có trọng tải nhỏ, khoảng 500 tấn nhưng lại được vũ trang các loại tên lửa chống hạm mạnh mẽ như Kh-35E hay P-20M với tầm bắn từ 80-130km và có thể độc lập tác chiến. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya của Hải quân Việt Nam - Nguồn: Truyền hình QPVN.

Trong đó, năng lực đặc biệt mạnh mẽ nhất là các tàu 12418 Molniya. Đây là tàu được ta nhập khẩu từ Nga và sau đó được phía bạn chuyển giao công nghệ để tự đóng mới trong nước. Vũ trang tàu là 4 cụm bệ phóng KT-184 đặt song song hai bên thân tàu trang bị 16 ống tên lửa Kh-35E, mỗi quả Kh-35E theo lý thuyết có thể đánh chìm một tàu có trọng tải đến 5.000 tấn (gấp 10 Molniya), 2 hệ thống pháo cao tốc AK-630 cho nhiệm vụ phòng không và 1 pháo hạm AK-176. Ảnh: Tàu Molniya hộ tống biên đội tàu đổ bộ - Nguồn: Truyền hình QPVN.

Trong đó, năng lực đặc biệt mạnh mẽ nhất là các tàu 12418 Molniya. Đây là tàu được ta nhập khẩu từ Nga và sau đó được phía bạn chuyển giao công nghệ để tự đóng mới trong nước. Vũ trang tàu là 4 cụm bệ phóng KT-184 đặt song song hai bên thân tàu trang bị 16 ống tên lửa Kh-35E, mỗi quả Kh-35E theo lý thuyết có thể đánh chìm một tàu có trọng tải đến 5.000 tấn (gấp 10 Molniya), 2 hệ thống pháo cao tốc AK-630 cho nhiệm vụ phòng không và 1 pháo hạm AK-176. Ảnh: Tàu Molniya hộ tống biên đội tàu đổ bộ - Nguồn: Truyền hình QPVN.

Hiện nay, đang có 6 chiếc Molniya được biên chế cho Vùng 2 Hải quân và 2 chiếc còn lại biên chế cho Vùng 4, các tàu này có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ khu vực biển được phân công, sẵn sàng xuất phát nhanh khi có lệnh, đảm bảo tính năng tác chiến cao. Các bệ phóng KT-184 có đặc tính là có thể thay thế, lắp đặt một cách nhanh chóng, một cụm sẵn 4 ống phóng kiêm ống bảo quản tên lửa của tàu có thể được cẩu thẳng vào vị trí và xuất phát. Ảnh: Cận cảnh các bệ phóng KT-184 trên tàu Molniya - Nguồn: Truyền hình QPVN.

Hiện nay, đang có 6 chiếc Molniya được biên chế cho Vùng 2 Hải quân và 2 chiếc còn lại biên chế cho Vùng 4, các tàu này có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ khu vực biển được phân công, sẵn sàng xuất phát nhanh khi có lệnh, đảm bảo tính năng tác chiến cao. Các bệ phóng KT-184 có đặc tính là có thể thay thế, lắp đặt một cách nhanh chóng, một cụm sẵn 4 ống phóng kiêm ống bảo quản tên lửa của tàu có thể được cẩu thẳng vào vị trí và xuất phát. Ảnh: Cận cảnh các bệ phóng KT-184 trên tàu Molniya - Nguồn: Truyền hình QPVN.

Về hệ thống tác chiến điện tử, Molniya được lắp đặt một radar tìm kiếm và phát hiện mục tiêu trên không - trên biển Pozitiv-ME tương tự với Gepard 3.9, một radar dẫn bắn tên lửa Garpun-Bal, một radar điều khiển hỏa lực pháo MR-123 và các hệ thống đối kháng gây nhiễu điện tử MP-405R, MP-407E. Ảnh: Buồng điều khiển tên lửa Kh-35E trên tàu Gepard 3.9 - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Về hệ thống tác chiến điện tử, Molniya được lắp đặt một radar tìm kiếm và phát hiện mục tiêu trên không - trên biển Pozitiv-ME tương tự với Gepard 3.9, một radar dẫn bắn tên lửa Garpun-Bal, một radar điều khiển hỏa lực pháo MR-123 và các hệ thống đối kháng gây nhiễu điện tử MP-405R, MP-407E. Ảnh: Buồng điều khiển tên lửa Kh-35E trên tàu Gepard 3.9 - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Như vậy, việc phối hợp tác chiến giữa đội hình tàu tên lửa tấn công nhanh và tàu hộ vệ tên lửa giúp cho khả năng tấn công mục tiêu của biên đội là vô cùng mạnh mẽ. Đây là một hướng đi, một bước đầu tư vô cùng hiệu quả và có tính chiến đấu tốt, đồng thời vũ khí trang bị của các tàu hệ khác nhau có độ tương đồng khá cao, đảm bảo đáp ứng hậu cần tốt. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa tấn công nhanh phối hợp với tàu hộ vệ tên lửa - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Như vậy, việc phối hợp tác chiến giữa đội hình tàu tên lửa tấn công nhanh và tàu hộ vệ tên lửa giúp cho khả năng tấn công mục tiêu của biên đội là vô cùng mạnh mẽ. Đây là một hướng đi, một bước đầu tư vô cùng hiệu quả và có tính chiến đấu tốt, đồng thời vũ khí trang bị của các tàu hệ khác nhau có độ tương đồng khá cao, đảm bảo đáp ứng hậu cần tốt. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa tấn công nhanh phối hợp với tàu hộ vệ tên lửa - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Cùng với đó là các đề án sản xuất tên lửa chống hạm đang có những bước chuyển biến cực kỳ tích cực, hứa hẹn về một tương lai chúng ta sẽ tự đóng mới và làm chủ những chiến hạm hiện đại, có năng lực và tải trọng lớn hơn, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng trên biển của Tổ quốc. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa hỗn hợp tác chiến - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Cùng với đó là các đề án sản xuất tên lửa chống hạm đang có những bước chuyển biến cực kỳ tích cực, hứa hẹn về một tương lai chúng ta sẽ tự đóng mới và làm chủ những chiến hạm hiện đại, có năng lực và tải trọng lớn hơn, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng trên biển của Tổ quốc. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa hỗn hợp tác chiến - Nguồn: Truyền hình Hải quân.

Video Việt Nam công khai hình ảnh tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa - Nguồn: VTV1

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/doi-tau-ten-lua-hai-quan-viet-nam-dan-hang-xuat-hien-tren-truyen-hinh-1438284.html