Đối thoại chính sách: Hiệp ước Marrakesh 'Thực thi những ngoại lệ về bản quyền'
Theo Tổng điều tra dân số, Việt Nam có khoảng 1 triệu người khiếm thị. Đặc biệt, nghiên cứu gần đây của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho thấy: tỷ lệ biết chữ của người mù là 38,5%; tỷ lệ việc làm của người mù là dưới 21%.
Có thể thấy, hiện số lượng người mù biết chữ đang chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi đó cơ hội tiếp cận tri thức là quyền cơ bản của mỗi người được pháp luật ghi nhận. Đặc biệt, tình trạng đói sách của người khuyết tật đang xảy ra phổ biến và trầm trọng. Nguồn tài liệu theo định dạng dễ tiếp cận còn thiếu và không hệ thống; số lượng sách giáo khoa tiểu học bằng chữ Braille mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, còn số lượng các sách THCS, THPT ít hơn rất nhiều. Ở cấp đại học, sinh viên gần như không có tài liệu học tập theo định dạng dễ tiếp cận; nhiều địa phương vẫn còn tình trạng học sinh mù, khiếm thị không có sách giáo khoa chữ nổi để học… Tỷ lệ các tài liệu khác được chuyển đổi còn rất nhỏ so với kho tàng các tác phẩm đã công bố. Làm thế nào để
tăng cơ hội tiếp cận tri thức cho người khuyết tật chữ in, người khiếm thị luôn là điều mà các nhà làm chính sách cũng như cả xã hội hướng tới. Và việc Việt Nam gia nhập Hiệp ước Marrakesh vào ngày 6/12/2022 được kì vọng sẽ mở ra những ngoại lệ về bản quyền các ấn phẩm dành cho người khuyết tật chữ in, người khiếm thị. Để cùng bản luận về chủ đề này, chúng tôi đã mời tới trường quay 02 vị khách mời:
Bà Vũ Dương Thúy Ngà – Nguyên vụ Trưởng vụ thư viện, bộ văn hóa, thể thao & du lịch
Bà Đinh Việt Anh – Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!