Đón Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, Ninh Thuận

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa là khu vực tiêu biểu về đa dạng sinh học với hệ sinh thái bán khô hạn đặc trưng; cảnh quan địa hình đa dạng, bao gồm vùng rừng, vùng ven biển và bán hoang mạc, trên nền văn hóa đa dạng, giàu truyền thống nghệ thuật, tôn giáo và kiến trúc cũng như nhiều nghi lễ và các lễ hội.

Ngày 14/4, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Núi Chúa từ Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO).

Trước đó, tại kỳ họp lần thứ 33 Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển diễn ra từ ngày 13-17/9/2021 tại Abuja, Nigeria, hồ sơ đề cử Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận đã được thông qua và chính thức được Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 15/9/2021.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa có diện tích hơn 106.000 ha, bao gồm vùng núi rừng và vùng biển liền kề. Ảnh: NH.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa có diện tích hơn 106.000 ha, bao gồm vùng núi rừng và vùng biển liền kề. Ảnh: NH.

Vùng biển liền kề trong VGQ Núi Chúa có quần thể rạn san hô đa dạng. Ảnh: Phạm Vũ Điệp.

Vùng biển liền kề trong VGQ Núi Chúa có quần thể rạn san hô đa dạng. Ảnh: Phạm Vũ Điệp.

Đây là ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, giá trị văn hóa bản địa. Đồng thời, thể hiện sự đánh giá cao của thế giới đối với các chính sách, cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển, bảo tồn thiên nhiên, văn hóa bản địa và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.

Vo ọc chà vá chân đen ở VGQ Núi Chúa. Ảnh: Phạm Vũ Điệp.

Vo ọc chà vá chân đen ở VGQ Núi Chúa. Ảnh: Phạm Vũ Điệp.

Một loài thực vật đặc hữu ở VQG Núi Chúa. Ảnh: VQGNC.

Một loài thực vật đặc hữu ở VQG Núi Chúa. Ảnh: VQGNC.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa có diện tích hơn 106.600 ha nằm ở cuối dãy Trường Sơn, phía đông bắc tỉnh Ninh Thuận, bao gồm vùng lõi hơn 15.700 ha trong lâm phận Vườn quốc gia Núi Chúa, vùng đệm gần 49.000 ha và vùng chuyển tiếp hơn 42.000 ha, là khu vực tiêu biểu về đa dạng sinh học với hệ sinh thái phong phú, đa dạng đặc trưng của vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, bao gồm thảm thực vật bán khô hạn độc đáo, các bãi rùa biển làm tổ và các rạn san hô. Đây cũng là nơi có lượng mưa vào loại thấp nhất của Việt Nam.

Nghề dệt thổ cẩm của cộng đồng dân cư đồng bào Chăm sinh sống trong khu vực. Ảnh: NH.

Nghề dệt thổ cẩm của cộng đồng dân cư đồng bào Chăm sinh sống trong khu vực. Ảnh: NH.

Đây cũng là nơi còn lưu giữ nghề làm gốm Chăm truyền thống với kỹ thuật không dùng bàn xoay độc nhất vô nhị, nghệ nhân chạy quanh bệ nặn, lấy bệ nặn làm cữ. Ảnh: NH.

Đây cũng là nơi còn lưu giữ nghề làm gốm Chăm truyền thống với kỹ thuật không dùng bàn xoay độc nhất vô nhị, nghệ nhân chạy quanh bệ nặn, lấy bệ nặn làm cữ. Ảnh: NH.

Không gian Khu dự trữ sinh quyển bao gồm cả cộng đồng dân cư, thiết chế văn hóa- xã hội, không gian địa lý của 8 xã kề cận, có tổng diện tích 7.350ha.

Tại Núi Chúa đến nay đã xác định được 1.511 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN); 765 loài động vật, trong đó có 46 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ thế giới.

Những kiến trúc gắn với tín ngưỡng, tôn giáo ngàn năm tuổi của đồng bào Chăm. Ảnh: NH.

Những kiến trúc gắn với tín ngưỡng, tôn giáo ngàn năm tuổi của đồng bào Chăm. Ảnh: NH.

Những lễ hội độc đáo gắn với phong tục. Ảnh: NH.

Những lễ hội độc đáo gắn với phong tục. Ảnh: NH.

Thống kê ban đầu cho thấy trong số 83 loài động vật có vú được biết đến hiện nay, có tới 25 loài thuộc danh mục dễ bị tổn thương, nguy cấp và cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ của IUCN, bao gồm chà vá chân đen (Pygathrix nigripes ) và vẹt đuôi dài ( Tragulus versicolor).

Tổng dân số sinh sống trong khu vực là hơn 447.000 người, gồm các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai, Hoa, Tày, Nùng và Mường, tất cả đều có nền văn hóa đa dạng, truyền thống nghệ thuật, tôn giáo và kiến trúc cũng như nhiều nghi lễ và các lễ hội.

Các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường như nông nghiệp, đánh bắt và du lịch được thực hiện theo quy chế quản lý của các khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển.

Tiểu sa mạc Nam Cương trong hệ sinh thái bán sa mạc Ninh Thuận. Ảnh: NH.

Tiểu sa mạc Nam Cương trong hệ sinh thái bán sa mạc Ninh Thuận. Ảnh: NH.

Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Vịnh Vĩnh Hy. Ảnh: NH.

Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Vịnh Vĩnh Hy. Ảnh: NH.

Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rừng, biển và các loài động, thực vật quý hiếm. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa tập trung nguồn lực đầu tư vào các nghiên cứu, bảo tồn đa dạng theo hướng phát huy giá trị sinh thái thông qua các hình thức như phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và tham quan, nghỉ dưỡng nhằm thu hút khách du lịch.

Nhận dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Vịnh Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

V.H

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/goc-van-hoa/don-bang-cong-nhan-khu-du-tru-sinh-quyen-the-gioi-nui-chua-ninh-thuan-121195.html