Đón đầu mục tiêu GDP năm 2020: Bước ngoặt Trung Quốc tìm hướng đi mới khôi phục kinh tế

Theo SCMP, Trung Quốc đặt mục tiêu hỗ trợ bổ sung 9 triệu việc làm mới ở đô thị trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ khoảng 3.5%.

Trang SCMP dẫn tin báo cáo từ Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC) cho biết Trung Quốc sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đến năm 2020. Động thái này dự kiến sẽ diễn ra trong một số quý trong khi số liệu tăng trưởng kinh tế ở Quý 1 năm 2020 tại Trung Quốc đạt 6.8% trong bối cảnh căng thẳng vì dịch bệnh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Tân Hoa Xã

Ảnh minh họa. Nguồn: Tân Hoa Xã

Trình bày về triển vọng của Chính phủ trong Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Chính phủ nước này chưa đặt mục tiêu cụ thể cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.

"Chúng ta sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cụ thể bởi vì ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu và các bất ổn lớn trong nền kinh tế và thương mại", báo cáo nêu rõ đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc đang đối mặt với thời điểm chưa thể đoán trước được điều gì.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tạo cơ hội 9 triệu việc làm mới ở đô thị so với mục tiêu đặt ra trong năm ngoái là 11 triệu việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị được khảo sát ở mức 6% so với 5.5% vào năm ngoái.

Theo SCMP, mục tiêu tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm nay là khoảng 3.5% so với 3% năm ngoái. Bắc Kinh đã đặt ra hạn ngạch trái phiếu ở mức 527 tỷ đôla Mỹ trong năm nay.

"Chúng ta phải rõ rằng các nỗ lực bình ổn việc làm, đảm bảo mức sống, xóa đói giảm nghèo và phòng ngừa các rủi ro luôn đi cùng với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc đảm bảo phát triển kinh tế ổn định là yếu tố quan trọng", báo cáo nêu rõ.

"Chúng ta cần phải theo đuổi cải cách và mở cửa như một biện pháp định hướng ổn định việc làm, đảm bảo người dân khỏe mạnh, kích thích tiêu dùng, tiếp sức cho thị trường và đạt được sự tăng trưởng ổn định. Chúng ta cần phải tạo ra một con đường mới, tiếp cận và nhanh chóng đối phó hiệu quả với bất kỳ cú sốc nào và duy trì chu kỳ tăng trưởng tích cực", báo cáo nhấn mạnh.

Về cơ bản, tăng trưởng thu nhập cá nhân đi cùng với tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ đói nghèo đối với những người dân nông thôn thuộc đối tượng dưới ngưỡng nghèo và ở các quốc gia nghèo nhằm ngăn chặn hiệu quả và kiểm soát rủi ro tài chính cùng như giảm việc tiêu thụ năng lượng trên mỗi đơn vị GDP và các tác động khiến ô nhiễm môi trường.

Theo SCMP, việc xây dựng các tòa nhà chính phủ mới và chi tiêu lãng phí sẽ bị nghiêm cấm. Chính quyền các cấp phải thắt chặt vành đai của họ.

GDP Trung Quốc tăng trưởng theo quý

Đại dịch Covid-19 lần đầu xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm ngoái và khiến cho 4.600 người tử vong ở nước này. Tuy nhiên, virus đã lây lan ra toàn cầu, khiến hơn 5 triệu người nhiễm bệnh và 330.000 người thiệt mạng. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng là quốc gia đầu tiên áp đặt lệnh phong tỏa, trong đó đóng cửa doanh nghiệp, cấm tụ họp xã hội cũng như cô lập các thành phố. Cuộc họp Quốc hội của Trung Quốc đã bị hoãn 2 tháng do dịch bệnh bùng phát.

Đại dịch khiến cho kinh tế Trung Quốc phải tạm lắng xuống trong vài tháng và ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng và xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này đang cô lập thị trường thương mại lớn của Trung Quốc, được hiểu như kinh tế nước này cũng đối mặt với cú sốc thứ hai trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm Trung Quốc ở nước ngoài biến mất.

Theo SCMP, tại kỳ họp lưỡng hội năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng ở khoảng 6.0 và 6.5% trong năm 2019. Tăng trưởng GDP đã đạt được đúng như kế hoạch ở mức 6.1%.

Quỹ Tiền tệ quốc tế phỏng đoán tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là 1.2% đối với kinh tế trong năm nay sau khi ảnh hưởng của Covid-19. Tỷ lệ này giữ ở mức thấp nhất trong lịch sử nhưng vẫn còn cao hơn các dự đoán của doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, sau nhiều năm tăng trưởng GDP là mục tiêu kinh tế chính của Trung Quốc thì việc tập trung những tháng gần đây đã thay đổi các công việc trong bối cảnh lo lắng gia tăng về tỷ lệ thất nghiệp vì đại dịch.

Trong vài tháng qua, tỷ lệ thất nghiệp đã thấy rõ. Trong các khảo sát, tình trạng thất nghiệp đã tăng 6.0% vào tháng Tư so với 5.9% vào tháng Ba và 5.2% vào tháng 12 trong khi thất nghiệp ở đô thị lên tới 3.66% trong Quý I của năm từ mức 3.62% cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, theo SCMP, những số liệu này không nói lên toàn bộ câu chuyện. Cả hai chỉ số này bao gồm gần 300 triệu lao động nhập cư – đối tượng chuyển việc liên tục mà không có hợp đồng. Vào tháng Tư, nhà phân tích tại Zhongtai Securities ước tính rằng lên tới 70 triệu người đã mất việc làm trong dịch bệnh và dự đoán khả năng tỷ lệ thất nghiệp thực tế còn cao hơn 20%.

Lạm phát tiêu dùng cũng đã tăng vọt trong nửa cuối năm 2019 và đầu năm 2020 bởi một phần do tình trạng thiếu thịt lợn do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/don-dau-muc-tieu-gdp-nam-2020-buoc-ngoat-trung-quoc-tim-huong-di-moi-khoi-phuc-kinh-te-20200522094914228.htm