Đơn Dương: Buông lỏng quản lý để lâm tặc phá rừng phòng hộ?

Lâm tặc ngang nhiên xẻ gỗ thông 3 lá tại rừng phòng hộ D'ran (thị trấn D'ran, huyện Đơn Dương) tại nhiều vị trí trong thời gian qua. Khu vực lâm tặc cưa xẻ gỗ trên những ngọn núi cao, chỉ có một con đường độc đạo để chở gỗ bằng xe máy xuống núi. Và, trên con đường độc đạo này có một trạm quản lý bảo vệ rừng nhưng lại không phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm này.

Từ thôn Hamasing, thị trấn D'ran chúng tôi đi qua một con đường độc đạo, bề ngang chỉ khoảng nửa mét, dài khoảng 3km thì tới các vị trí lâm tặc cưa xẻ thông rừng

Sáng 3/7, phóng viên Báo Lâm Đồng đã có mặt tại hiện trường các điểm phá rừng nghiêm trọng tại Tiểu khu 315, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ D’ran quản lý. Hiện trường vẫn còn ngổn ngang các lóng gỗ thông lớn bị lâm tặc cưa xẻ dở dang.

Dưới đây là những hình ảnh mà phóng viên ghi nhận được tại hiện trường.

Tại vị trí đầu tiên thuộc Tiểu khu 315, lâm tặc cưa xẻ 5 cây thông lớn đường kính gốc 50 tới 60cm thuộc đối tượng rừng phòng hộ. Theo ghi nhận, gần như tất cả các cây thông bị đốn hạ, cửa xẻ gỗ vận chuyển ra khỏi hiện trường

Nhiều lóng gỗ thông được cắt thành từng khúc dài 2,5m còn nằm ngổn ngang trên triền một quả đồi

Tại một vị trí khác gần đó, một khoảnh rừng bị cưa xẻ tan hoang. Trong ảnh, một đoạn gỗ tạp bị lâm tặc cưa bỏ lại phần ngọn

Hầu hết số thông 3 lá đều được trồng từ năm 1986 tới nay thuộc đối tượng rừng phòng hộ. Thông bị cưa xẻ có đường kính gốc từ 50 tới 60cm

Hầu hết số thông 3 lá đều được trồng từ năm 1986 tới nay thuộc đối tượng rừng phòng hộ. Thông bị cưa xẻ có đường kính gốc từ 50 tới 60cm

Những lóng gỗ nằm lăn lóc tại 1 địa điểm lâm tặc cưa xẻ gỗ thông tại Tiểu khu 315, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ D’ran quản lý

Một gốc gỗ tạp bị cưa xẻ phần gốc. Lực lượng kiểm lâm huyện Đơn Dương cùng các đơn vị chủ rừng đã tới hiện trường kiểm đếm, đo đạc vị trí cây rừng bị lâm tặc cưa hạ

Trên con đường độc đạo lên xuống núi thuộc Tiểu khu 315 có một trạm quản lý bảo vệ rừng. Đây là một căn chòi làm bằng gỗ nhỏ để cho lực lượng nhận khoán, bảo vệ cùng cán bộ quản lý rừng túc trực kiểm tra cháy rừng cũng như các hành vi phá rừng, vận chuyển gỗ trái phép

Trên con đường độc đạo lên xuống núi thuộc Tiểu khu 315 có một trạm quản lý bảo vệ rừng. Đây là một căn chòi làm bằng gỗ nhỏ để cho lực lượng nhận khoán, bảo vệ cùng cán bộ quản lý rừng túc trực kiểm tra cháy rừng cũng như các hành vi phá rừng, vận chuyển gỗ trái phép

Theo người dân địa phương, lâm tặc cưa xẻ gỗ thông và chọn loại tốt để về bán

Theo người dân địa phương, lâm tặc cưa xẻ gỗ thông và chọn loại tốt để về bán

Do con đường độc đạo bề ngang nhỏ, dốc nên các đối tượng vận chuyển gỗ hoàn toàn bằng xe máy chế độ

Do con đường độc đạo bề ngang nhỏ, dốc nên các đối tượng vận chuyển gỗ hoàn toàn bằng xe máy chế độ

Việc vận chuyển gỗ bằng xe máy từ trên núi về thôn Hamasing vào ban đêm diễn ra khoảng 1 năm qua khiến người dân đặt câu hỏi có hay không việc cán bộ phụ trách quản lý rừng tại đây buông lỏng quản lý, để lâm tặc phá rừng phòng hộ?

Việc vận chuyển gỗ bằng xe máy từ trên núi về thôn Hamasing vào ban đêm diễn ra khoảng 1 năm qua khiến người dân đặt câu hỏi có hay không việc cán bộ phụ trách quản lý rừng tại đây buông lỏng quản lý, để lâm tặc phá rừng phòng hộ?

CHÍNH THÀNH - HỒNG THẮM

Nguồn Lâm Đồng: https://baolamdong.vn/phap-luat/202407/donduongbuong-long-quan-ly-de-lam-tac-pha-rung-phong-ho-6f311d5/