Đồng chí Quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra, chỉ đạo ứng phó bão số 3 tại tỉnh Ninh Bình

Chiều 21/7, đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha) tại tỉnh Ninh Bình.

Các đồng chí: Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình trạng đê, kè Cồn Tròn, xã Hải Thịnh.

Các đồng chí: Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình trạng đê, kè Cồn Tròn, xã Hải Thịnh.

Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Văn Tiên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các địa phương.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng thủ Dân sự tỉnh: Toàn tỉnh có gần 1.242 km đê các loại. Toàn tỉnh có 75 trọng điểm phòng, chống lụt bão, trong đó có 9 trọng điểm cấp tỉnh. Một số trọng điểm đặc biệt trên tuyến đê biển như: Cồn Tròn, Hải Thịnh II, III (xã Hải Thịnh); Bình Minh III (xã Kim Đông); Âu Chanh (phường Tây Hoa Lư), Lạc Thiện I (xã Quang Thiện); vùng xả lũ, vùng tràn ven sông Hoàng Long, vùng bối ven sông Hồng, sông Đáy...

 Đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tình trạng đê, kè Hải Thịnh III, xã Hải Thịnh.

Đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tình trạng đê, kè Hải Thịnh III, xã Hải Thịnh.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và Môi trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về hướng đi, phạm vi ảnh hưởng, tốc độ di chuyển của bão số 3; hướng dẫn các biện pháp chằng, chống nhà cửa, cắt tỉa cây xanh, di chuyển tài sản vào nơi an toàn và chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thiết yếu, nhu yếu phẩm sẵn sàng di dân khi có yêu cầu. Sở Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các phòng, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của của cơn bão số 3; chủ động phương án phòng, chống. Kiểm tra, chuẩn bị các phương tiện thông tin liên lạc, vật tư cần thiết để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống, sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn. Bố trí, phân công lực lượng trực và xử lý phát sinh trong quá trình trực, thời gian trực 24/24h kể từ khi có bão đổ bộ.

Tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai trên thực tế các phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu, đặc biệt chú ý đến tuyến trực biển và các vị trí đê, kè đã bị xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục. Khẩn trương hoàn thành gia cố các vị trí có nguy cơ mất an toàn trước khi bão đổ bộ. Kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu, các công trình đang thi công, các hồ chứa nhỏ đã đầy nước; tổ chức thường trực, sẵn sàng điều tiết đảm bảo an toàn công trình, hạ du khi xảy ra mưa lũ. Đôn đốc các chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị thi công khẩn trương hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục những sự cố, hư hỏng của công trình đê điều đã xảy ra trong thời gian vừa qua; kiểm tra, rà soát sẵn sàng phương án hộ đê chống lũ trên địa bàn theo phương châm "4 tại chỗ".

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trương Quốc Huy báo cáo đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng về công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 của tỉnh Ninh Bình.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trương Quốc Huy báo cáo đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng về công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 của tỉnh Ninh Bình.

Báo cáo đồng chí Quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trương Quốc Huy và đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc khẳng định: tỉnh Ninh Bình đã sớm hoàn tất mọi công việc chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 một cách chủ động. Sau hợp nhất, tỉnh Ninh Bình có 88 km bờ biển. Tổng số tàu, thuyền khai thác thủy sản là 1.861 chiếc; tổng số lao động khai thủy sản trực tiếp trên biển là 5.724 người. Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) hiện nay là 35.265 ha, có 413 cơ sở sản xuất giống thủy sản, 891 lồng bè nuôi thủy sản trên các sông. Hiện trên địa bàn tỉnh có 2 cảng cá được công bố mở cảng và đưa vào sử dụng, trong đó 1 cảng cá loại I và 1 cảng cá loại III.

Có 2 khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão cấp tỉnh. Trong đó có 1 khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Ninh Cơ thuộc địa bàn xã Rạng Đông đã xong giai đoạn I và đưa vào sử dụng Âu số 1, hiện đang xây dựng Âu neo đậu số 2; 1 khu neo đậu tránh trú bão cửa Hà Lạn, xã Hải Hưng đã đưa vào sử dụng. Nhằm chủ động ứng dụng phó với bão số 3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung cao độ rà soát, kêu gọi tàu, thuyền về nơi neo đậu, người dân trên các lều, chòi canh NTTS vào bờ trú ẩn bảo đảm an toàn.

Từ 7h sáng ngày 21/7, tỉnh đã tổ chức cấm biển không cho tàu, thuyền ra khơi, không để người dân ở trên các lều chòi canh, lồng bè để đảm bảo an toàn khi có bão đổ bộ. Đến thời điểm 16 giờ ngày 21/7, toàn bộ 1.861 tàu/5.724 lao động đã vào nơi neo đậu. Trong đó có 23 tàu neo đậu ngoài tỉnh đã lập danh sách cụ thể và liên lạc được từng tàu để hướng dẫn neo đậu và thông tin khi có sự cố. Có 782 lều, chòi tại vùng đầm bãi NTTS ngoài đê, 45 cơ sở nuôi lồng bè trên các sông đã được thông báo và hướng dẫn tránh trú bão.

Sau khi nắm tình hình công tác phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3 của tỉnh Ninh Bình, đồng chí Quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng đã đi kiểm tra thực địa, kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Cảng cá và Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Quần Vinh, xã Rạng Đông; tuyến đê, kè trọng điểm Cồn Tròn, Hải Thịnh III, xã Hải Thịnh...

 Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Dũng báo cáo phương án bảo vệ các trọng điểm đê, kè biển Cồn Tròn, Hải Thịnh III với đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Dũng báo cáo phương án bảo vệ các trọng điểm đê, kè biển Cồn Tròn, Hải Thịnh III với đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Phát biểu tại buổi kiểm tra, đồng chí Quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 của tỉnh Ninh Bình. Đồng thời đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các xã, phường; các sở, ban, ngành chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư trang thiết bị, đặc biệt Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh có phương án huy động lực lượng để sẵn sàng ứng phó khi có yêu cầu. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện tàu, thuyền, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền neo đậu, chằng chống giảm thiểu tối đa thiệt hại khi có bão đổ bộ.

Rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với công trình cầu, cảng; các công trình đang thi công trên tuyến đê biển. Cấm tất cả các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản trên biển, cửa sông, ven bờ. Sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, hệ thống lưới điện, viễn thông; bảo vệ sản xuất nông nghiệp; chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp. Khẩn trương hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục những sự cố, hư hỏng của công trình đê điều đã xảy ra trong thời gian vừa qua; kiểm tra, rà soát và chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để chủ động triển khai xử lý khi có sự cố.

Tổ chức trực ban 24/7 theo quy định, theo dõi, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các cơ quan chức năng để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão số 3 theo quy định; chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương ứng phó phù hợp với diễn biến của cơn bão, mưa, lũ, sạt lở; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn đê điều, hồ chứa thủy lợi, sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục phối hợp với các địa phương khoanh vùng, điều tiết nước hợp lý cho từng vùng, chủ động tiêu rút nước đệm trên các tuyến kênh mương, nhất là ở những vùng trũng, thấp khi có mưa lớn. Chỉ đạo các địa phương huy động mọi lực lượng, phương tiện máy móc để chống úng cho lúa, màu khi có mưa lớn xảy ra, đặc biệt không để ngập úng những diện tích lúa gieo sạ; tổ chức chăm sóc và bảo vệ tốt lượng mạ dự phòng. Sẵn sàng các phương án di dời dân, hộ đê toàn tuyến, phương án bảo vệ trọng điểm phòng, chống lụt bão đồng thời chuẩn bị đầy đủ các loại nhu yếu phẩm thiết yếu để hỗ trợ nhân dân trong quá trình di dời.

Văn Đại

Nguồn Ninh Bình: https://baoninhbinh.org.vn/dong-chi-quyen-bo-truong-nong-nghiep-va-moi-truong-kiem-tra-547046.htm