Động cơ tăng áp lép vế trước kỷ nguyên xe xanh

Động cơ tăng áp mất dần vị thế khi mà các tiêu chuẩn khí thải khắt khe được đưa ra và sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên xe xanh.

Cuộc đua sức mạnh một thời

Động cơ tăng áp (Turbocharger) là một phát minh mang tính cách mạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Hành trình từ ý tưởng ban đầu đến ứng dụng rộng rãi ngày nay của động cơ tăng áp trải qua nhiều giai đoạn với những dấu mốc quan trọng.

Lần đầu tiên được lên ý tưởng vào năm 1885 bởi Alfred Büchi, kỹ sư người Thụy Sĩ và sau đó mất 10 năm Büchi mới chế tạo thành công bộ tăng áp đầu tiên cho động cơ diesel.

Những chiếc ô tô có bộ tăng áp đầu tiên được sản xuất hàng loạt trên thế giới là Chevrolet Corvair Monza Spyder và Oldsmobile Jetfire. Và chiếc xe Porsche 911 Turbo là mẫu xe thương mại đầu tiên sử dụng bộ tăng áp kép (biturbocharger).

Động cơ tăng áp từng là công nghệ được nhiều hãng xe phổ thông áp dụng. Ảnh minh họa.

Động cơ tăng áp từng là công nghệ được nhiều hãng xe phổ thông áp dụng. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, công nghệ thời đó khiến cho việc sản xuất động cơ tăng áp trở nên đắt đỏ. Điều này giải thích tại sao những chiếc xe sử dụng động cơ tăng áp đầu những năm của thế kỷ 20 chủ yếu là những chiếc xe thể thao, xe đua và xe du lịch cao cấp.

Tới những năm đầu thế kỷ 21, động cơ tăng áp được ứng dụng rộng rãi trên các dòng xe du lịch, xe tải và xe máy. Các nhà sản xuất ô tô tập trung phát triển các loại động cơ tăng áp nhỏ gọn, hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải.

Và động cơ tăng áp là một trong những công nghệ tiên tiến nhất trong ngành công nghiệp ô tô, nó cho thấy sự nỗ lực không ngừng của các kỹ sư và nhà khoa học nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải cho động cơ.

Động cơ tăng áp dần lép vế trước kỷ nguyên xe xanh

Trong suốt quá trình phát triển, động cơ tăng áp đã đem tới những cải tiến quan trọng giúp những chiếc xe gia tăng sức mạnh đáng kể mà không cần mang theo khối động cơ lớn, cồng kềnh.

Tuy nhiên, ngày nay khi các tiêu chuẩn khắt khe về khí thải được đưa ra nhiều hãng xe đã dần thu nhỏ lại dung tích động cơ, họ không cần nhiều sức mạnh từ động cơ đốt trong như trước.

Thay vào đó họ sử dụng những động cơ có sức mạnh vừa đủ và trang bị thêm hệ thống hybrid để có thể giảm được lượng phát thải của chiếc xe nhưng vẫn đảm bảo sức mạnh cho động cơ.

Các nhà sản xuất ô tô ngày nay ưa chuộng động cơ hybrid hơn. Ảnh minh họa.

Các nhà sản xuất ô tô ngày nay ưa chuộng động cơ hybrid hơn. Ảnh minh họa.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy tại Việt Nam. Trong dải sản phẩm của các hãng xe ô tô phổ thông sự xuất hiện của động cơ tăng áp đã không còn phổ biến nữa. Thay vào đó những sản phẩm hybrid được coi là chủ lực và là xu thế được nhiều hãng ô tô đầu tư phát triển.

Cuộc cách mạng xe xanh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, với những chiếc xe năng lượng mới liên tục chào hàng. Khoảng cách giữa thời gian sạc pin và đổ xăng cũng ngày càng được thu hẹp.

Các nhà sản xuất ô tô cũng đã dần đưa ra lộ trình điện khí hóa sản phẩm của mình, trong tương lai những chiếc xe xanh sẽ dần dần thay thế, động cơ tăng áp nói riêng và động cơ đốt trong nói chung sẽ chỉ còn là một phần của lịch sử.

Mạnh Hưng

Nguồn Xe Giao Thông: https://xe.baogiaothong.vn/dong-co-tang-ap-lep-ve-truoc-ky-nguyen-xe-xanh-192240710141740408.htm