Động lực 'Xanh hóa' chuỗi cung ứng dệt may, da giày

Tọa đàm 'Động lực 'Xanh hóa' chuỗi cung ứng dệt may, da giày' do Tạp chí Công Thương tổ chức sẽ phát trực tuyến trên nền tảng Tạp chí Công Thương điện tử và Fanpage Tự hào hàng Việt Nam vào 9h30 ngày 28/10/2024.

Tọa đàm "Động lực "Xanh hóa" chuỗi cung ứng dệt may, da giày" do Tạp chí Công Thương thực hiện sẽ phát trực tuyến vào 9h30 ngày 28/10/2024

Tọa đàm "Động lực "Xanh hóa" chuỗi cung ứng dệt may, da giày" do Tạp chí Công Thương thực hiện sẽ phát trực tuyến vào 9h30 ngày 28/10/2024

Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đặt mục tiêu tổng quát phát triển hai ngành trở thành ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giầy hàng đầu thế giới.

Mục tiêu đến năm 2035, ngành Dệt may và Da giày Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, hiện tại, chuỗi cung ứng dệt may, da giày Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức khi phải đáp ứng được quy định khắt khe của khách hàng trong việc "xanh hóa" sản xuất, bao gồm một số cam kết như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải... Điều này bắt buộc doanh nghiệp phải triển khai bằng việc đầu tư công nghệ sản xuất, tự động hóa, xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động, giúp tăng tính cạnh tranh đối với khách hàng và người tiêu dùng.

Vậy để chuyển sang "xanh hóa" chuỗi cung ứng, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày cần phải đáp ứng với những điều kiện gì? Đâu là thuận lợi, đâu là khó khăn trong "xanh hóa" chuỗi cung ứng doanh trong ngành dệt may, da giày?

Vấn đề này sẽ được chia sẻ dưới những góc nhìn đa dạng và sâu sắc hơn tại Tọa đàm hôm nay do Tạp chí Công Thương thực hiện. Tọa đàm với chủ đề: Động lực “Xanh hóa” chuỗi cung ứng dệt may, da giày”

Tham dự Tọa đàm có các vị khách mời:

- TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương;

- Ông Lê Xuân Thịnh - Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC);

- Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso);

- Bà Nguyễn Thị Minh Hải - Trưởng ban Phát triển bền vững Tổng công ty may Bắc Giang LGG.

Nội dung Tọa đàm sẽ tập trung chia sẻ về những vấn đề:

(i) Thực trạng của chuỗi cung ứng dệt may, da giày của Việt Nam hiện nay

(ii) Yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày trước xu hướng "xanh hóa"

(iii) Thuận lợi, khó khăn trong "xanh hóa" chuỗi cung ứng dệt may, da giày

(iii) Các giải pháp của cơ quan quản lý nhà nước, trung tâm tư vấn, Hiệp hội và doanh nghiệp trong "xanh hóa" chuỗi cung ứng dệt may, da giày.

Thông qua những góp ý, chia sẻ của cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội và doanh nghiệp, Tọa đàm đề xuất giải pháp "xanh hóa" chuỗi cung ứng trong ngành dệt may, da giày, góp phần nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển đổi xanh, sẵn sàng chuyển đổi xanh để không chỉ duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp mở ra những cánh cửa mới, thị trường mới, giúp gia tăng xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro thị trường cho doanh nghiệp.

Trân trọng kính mời quý độc giả quan tâm theo dõi.

Streaming:

Facebook Fanpage Tự hào hàng Việt

https://www.facebook.com/TuhaohangVietNam.vn;

Website Tạp chí Công Thương

http://tapchicongthuong.vn;

và Kênh Youtube Tạp chí Công Thương

https://www.youtube.com/@tapchicongthuongofficial

An Chi

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/toa-dam-truc-tuyen--dong-luc--xanh-hoa--chuoi-cung-ung-det-may--da-giay-128892.htm