Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân Hà Nội nô nức đến các ngôi chùa linh thiêng để cầu bình an, hạnh phúc trong năm mới. Trong ngày đầu tiên đi làm sau Tết, các ngôi chùa lớn như Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ đông nghịt người đến dâng lễ, thắp hương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân tranh thủ giờ nghỉ trưa đi lễ chùa. Ngay từ sáng sớm, dòng người đổ về các chùa lớn trên địa bàn Hà Nội đã đông đúc. Đặc biệt vào giờ nghỉ trưa, lượng người đến chùa càng tăng mạnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại khu vực Phủ Tây Hồ đã xảy ra tình trạng ách tắc khi hàng ngàn người dân đến hành lễ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều người mặc nguyên trang phục công sở, tay cầm hương hoa, lễ vật thành kính dâng lên cửa Phật, mong một năm mới bình an, tài lộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nằm ven Hồ Tây, Phủ Tây Hồ nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu tài lộc, sự nghiệp. Nhiều người tin rằng đi lễ vào những ngày đầu năm sẽ mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đi lễ đền, chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng qua bao thế hệ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ai nấy đều thành tâm hướng Phật, cầu mong cho mọi người trong gia đình năm mới an lành, gặp nhiều may mắn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ chùa đầu năm là một phong tục đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân không chỉ cầu mong sức khỏe, bình an mà còn gửi gắm ước nguyện về sự thịnh vượng, thành công. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dù lượng người đi lễ đông nhưng phần lớn đều giữ ý thức, không chen lấn, xô đẩy. Các nhà chùa cũng bố trí lực lượng hướng dẫn, nhắc nhở để đảm bảo không gian trang nghiêm, tôn kính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại chùa Trấn Quốc, một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng bậc nhất Thủ đô, hàng trăm người xếp hàng dài để vào lễ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dù không gian trong chùa không quá rộng nhưng ai cũng cố gắng giữ trật tự, nhẹ nhàng hành lễ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cô Trần Thị Vẻ (Long Biên, Hà Nội) cho biết năm nào cũng vậy, cứ mùng 6 Tết khai Xuân, cô thường đến chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ để thắp hương cầu mong sức khỏe, bình an, gia đình hạnh phúc, con cái thành đạt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có thể thấy, dù cuộc sống ngày càng hiện đại, nhịp sống bận rộn nhưng truyền thống lễ chùa đầu năm vẫn được người dân Thủ đô duy trì như một nét đẹp không thể thiếu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây không chỉ là dịp để con người tìm đến sự thanh tịnh, mà còn là một cách để khởi đầu năm mới với nhiều hy vọng và niềm tin tốt đẹp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dù thời tiết năm nay khá lạnh, nhưng trời khô ráo nên nhiều người vẫn chọn mặc áo dài đi lễ chùa, tạo nên nét đẹp thanh lịch đầu Xuân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều du khách nước ngoài trong dịp này cũng đến tham quan cũng như tìm hiểu về các ngôi chùa cổ nổi tiếng của Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc đi lễ chùa đầu năm không chỉ là một nghi thức tâm linh mà còn thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt. Dù xã hội phát triển, những giá trị này vẫn luôn được gìn giữ, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)