Cận cảnh nước xả thải ra môi trường từ các cơ sở chế biến dong riềng. Video: Trần Trọng.
Huyện Tam Đường có gần 10 cơ sở chế biến củ dong riềng để lấy tinh bột. Trung bình mỗi ngày, một cơ sở chế biến khoảng hơn 10 tấn củ dong.
Theo nhiều hộ dân sinh sống gần đây, mỗi khi các cơ sở hoạt động, mùi chua, hôi thối bốc lên. Nhiều năm nay tình trạng này chưa được chính quyền xử lý triệt để.
Bọt trắng xóa tại khu vực cống của một cơ sở chế biến dong riềng ở bản Toòng Pẳn, xã Bình Lư.
Không chỉ gây ô nhiễm không khí, bã dong riềng thải trực tiếp xuống các ao, vườn mà không dùng bạt chắn khiến nước chưa qua xử lý rò rỉ xuống suối.
Một số ao quanh khu vực xả thải ứ đọng bã dong riềng dày đặc.
Mương dẫn nước của một cơ sở ở bản Toòng Pẳn, xã Bình Lư bốc mùi nặng.
Đi dọc theo mương dẫn nước thải từ cơ sở chế biến dong riềng ở bản Toòng Pẳn, xã Bình Lư, PV ghi nhận dòng nước đen kịt dẫn thẳng ra suối Nậm Dê.
Kinh hoàng nhất, bã dong riềng ứ đọng thành lớp dày cùng dòng nước đen khiến khu vực suối Nậm Dê, đoạn qua xã Bình Lư bốc mùi hôi thối nặng, ruồi nhặng đậu kín.
Theo các hộ dân sinh sống cạnh dòng Nậm Dê, trước đây, nguồn nước Nậm Dê trong xanh, bà con thường xuyên ra suối tắm giặt. Kể từ khi các cơ sở chế biến dong riềng hoạt động, dân không dám ra suối tắm giặt nữa, bởi dòng nước đã đổi màu đen bốc mùi hôi thối ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt.
Khu vực có nước thải dong riềng đi qua đều bám thành từng mảng và bốc mùi.
Dòng nước đen kịt chảy ra suối Nậm Dê, đoạn qua xã Bình Lư, huyện Tam Đường.
Nước thải từ cơ sở chế biến dong riềng ra suối Nậm Dê, đoạn qua xã Bình Lư ảnh hưởng đến việc bắt cá của người dân.
Dòng suối Nậm Dê trong xanh trước kia nay trở thành dòng suối "chết" với màu nước đen kịt.
Đinh Thùy