Đồng Tháp hướng đến mục tiêu 3,2 tỷ đồng/1 ha đất nuôi trồng thủy sản

Trong thời gian tới, Đồng Tháp sẽ phát huy lợi thế, tiềm năng, tận dụng cơ hội để nâng cao thu nhập, đời sống của người dân khu vực nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hướng đến giá trị sản xuất 1 ha đất trồng trọt đạt 183 triệu đồng, giá trị sản xuất 1 ha đất nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 tỷ đồng... cùng với thay đổi tư duy - đây là những mục tiêu cơ bản của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đồng Tháp hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, phát triển bền vững. Đồng Tháp sẽ tập trung theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp, chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”, phát triển kinh tế nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; tập trung phát triển và xây dựng các chuỗi ngành hàng chủ lực, có tiềm năng, thế mạnh như: lúa gạo, hoa kiểng, cá tra, xoài, sen.

Đồng Tháp hướng đến giá trị sản xuất 1 ha đất nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 tỷ đồng.

Đồng Tháp hướng đến giá trị sản xuất 1 ha đất nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 tỷ đồng.

Mục tiêu đến năm 2025 tăng trưởng nông, lâm, thủy sản bình quân 3,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 1,6 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn dưới 3%; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động giảm xuống còn dưới 40% trong tổng số lao động xã hội; hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý, tăng tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt 20%. Đến năm 2030 khu vực nông, lâm, thủy sản từ 3,5 - 3,8%/năm giai đoạn 2026 – 2030; giá trị sản xuất 1 ha đất trồng trọt đạt 183 triệu đồng, giá trị sản xuất 1 ha đất nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 tỷ đồng.

Theo ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, tái cơ cấu nông nghiệp của Đồng Tháp đã có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản phẩm nông sản được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương cao nhất vùng ĐBSCL trong thời gian qua. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhanh, tỷ lệ cơ giới hóa đạt gần 100%.

Đồng Tháp tập trung phát triển và xây dựng các chuỗi ngành hàng chủ lực, có tiềm năng, thế mạnh trong đó có xoài.

Đồng Tháp tập trung phát triển và xây dựng các chuỗi ngành hàng chủ lực, có tiềm năng, thế mạnh trong đó có xoài.

Trong thời gian tới, Đồng Tháp sẽ phát huy lợi thế, tiềm năng, tận dụng cơ hội để nâng cao thu nhập, đời sống của người dân khu vực nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái.

"Đồng Tháp cũng đã đi đầu trong việc sử dụng máy bay chẳng hạn, bơm nước tưới tiêu hay tưới vườn cây ăn trái bằng công nghệ thông minh, kể cả máy cấy, máy gặt, sấy lúa đảm bảo cơ giới hóa. Đây là vấn đề Đồng Tháp rất mừng để hướng tới xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp hơn, phát huy được nền nông nghiệp tốt phát triển nhanh và bền vững" - ông Nghĩa chia sẻ.

Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhanh, tỷ lệ cơ giới hóa đạt gần 100%.

Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhanh, tỷ lệ cơ giới hóa đạt gần 100%.

Đồng Tháp là địa phương thành công điển hình trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Những thay đổi về nông nghiệp, nông thôn của Đồng Tháp mang lại giá trị cao, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gắn kết với thị trưởng tiêu thụ thông qua việc phát triển các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác liên kết gắn với xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn và nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản Đồng Tháp./.

Phạm Hải/VOV-ĐBSCL

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/dong-thap-huong-den-muc-tieu-32-ty-dong1-ha-dat-nuoi-trong-thuy-san-post962875.vov