Mục tiêu XDNTM hướng đến là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Với ý nghĩa đó, hơn 13 năm triển khai XDNTM, tỉnh Trà Vinh luôn nhận được sự đồng thuận cao của các tầng lớp Nhân dân, trong đó có đồng bào Khmer. Thông qua các nguồn vốn đầu tư của Trung ương và địa phương đã góp phần thay áo mới ở địa phương có hơn 31,5% đồng bào Khmer sinh sống. Những ngày này, hòa chung niềm vui khi Trà Vinh là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, khắp phum sóc, đồng bào Khmer cũng đang hân hoan nhìn lại những đổi thay tích cực từ Chương trình mục tiêu quốc gia mang lại.
Những năm qua, Thái Bình đã có cuộc 'cách mạng' cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại. 'Quê hương 5 tấn' có sự thay đổi lớn về tư duy phát triển nông nghiệp và xuất hiện ngày càng nhiều làng quê như phố. Khẳng định sự đúng đắn mà NQ số 01 của Đảng Bộ tỉnh Thái Bình đã đề ra.
Thời gian qua, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân xã Song Phương (huyện Hoài Đức) đã nỗ lực xây dựng, hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Thanh Oai là huyện đầu tiên trên địa bàn thành phố vừa được thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia thành phố Hà Nội bỏ phiếu nhất trí đề nghị xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có Quyết định số 41/2024/QĐ-UBND Ban hành Quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn và hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị trên địa bàn tỉnh.
Doanh nghiệp Hà Nội tham gia mạng lưới phân phối nước ngoài: Nhiều giải pháp hỗ trợ; Thanh Oai bứt phá xây dựng nông thôn mới nâng cao; Xác định môn thi thứ ba trong kỳ thi vào lớp 10: Vẫn còn trăn trở; Tại xã Phượng Cách (huyện Quốc Oai): Hàng chục hộ dân mòn mỏi chờ 'sổ đỏ'... là những thông tin đáng chú ý trên Báo Hànôịmới số ra ngày 1-11-2024.
Kết thúc năm 2023, huyện Định Hóa có 22/22 xã đạt chuẩn NTM. Trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, thị trấn Chợ Chu đạt chuẩn đô thị văn minh.
Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH gắn với công tác an sinh xã hội, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và các chính sách giảm nghèo, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, cận nghèo. Đặc biệt, thông qua việc lồng ghép các chương trình MTQG, đề án phát triển KT-XH xây dựng nông thôn mới (NTM) 3 xã: Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà đã tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo qua các năm.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chỉ tiêu quan trọng thuộc tiêu chí y tế trong xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao. Để đạt chuẩn xã NTM đòi hỏi tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt từ 90% trở lên. Đối với xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao, tỷ lệ này là 95% trở lên. Đây là chỉ tiêu 'động' nên các địa phương đều rất nỗ lực duy trì, giữ vững và nâng cao chỉ tiêu này sau khi đã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu.
Theo kết quả cập nhật Bộ Chỉ số theo dõi đến hết năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 176/281 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung kém bền vững và không hoạt động, tương đương tỷ lệ hơn 62,6%. Và tương ứng với tỷ lệ sử dụng nước thấp theo thiết kế với 17.493/30.377 hộ bằng 57,6%. Tính chung toàn tỉnh Lâm Đồng mới đạt tỷ lệ gần 39% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn.
UBND huyện Vĩnh Cửu đang tập trung rà soát, cập nhật hồ sơ minh chứng, thực hiện Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu và các khu dân cư kiểu mẫu, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao trong năm 2024.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Pa Khóa (huyện Sìn Hồ) tích cực triển khai các chương trình, mô hình cụ thể, sát với thực tiễn góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân. Từ đó, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Để tháo gỡ khó khăn trên thị trường tài chính - tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh mới, Trường Đại học Kinh tế quốc dân kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm 0,5% tất cả các loại lãi suất điều hành, riêng đối với cho vay nông nghiệp nông thôn áp dụng tỷ lệ là 0%.
Chiều 31/10, Báo Lâm Đồng đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về đề tài xây dựng nông thôn mới.
Nhiều cán bộ, đảng viên ở xã Nam Yang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực truyền ngọn lửa nhiệt huyết để người dân phát huy vai trò chủ thể của mình, chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới (NTM).
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sau một thời gian triển khai đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc triển khai thực tế còn một số vướng mắc đòi hỏi cần được chấn chỉnh, tháo gỡ kịp thời để đưa Chương trình về đích đúng hẹn, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững cho vùng nông thôn.
Chiều 31/10, Báo Lâm Đồng đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về đề tài xây dựng nông thôn mới.
Những năm gần đây, sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) ngày càng phát triển cả về chất và lượng, thị trường mở rộng giúp chuyển dịch kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Sau khi Báo Kinh tế và Đô thị phản ánh Dự án làm đường nông thôn mới tại xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) bị người dân phát hiện thi công kém chất lượng, ngày 31/10, đơn vị thi công đã khắc phục, đào hốt hết toàn bộ lớp đá 'dỏm' lên để làm lại con đường.
Du lịch cộng đồng đang trở thành một xu hướng phát triển du lịch bền vững trên thế giới. Tại Việt Nam, với việc phê duyệt Đề án 3222, du lịch cộng đồng được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, miền núi.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quy định mới về tách thửa, hợp thửa đối với từng loại đất trên địa bàn toàn tỉnh, có hiệu lực từ ngày 5.11.2024.
Xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn vừa được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tại Quyết định số 2119/QĐ-UBND ngày 28/10/2024. Đến thời điểm hiện tại, huyện Thanh Sơn có tổng số 7/22 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới.
Bình Dương xác định được vai trò của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn là thành tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và có đóng góp không nhỏ cho phát triển đất nước. Chính vì thế, chính sách khuyến công thời gian qua được UBND tỉnh quan tâm triển khai thực hiện nhằm phát huy hiệu quả trong việc đồng hành, hỗ trợ tích cực cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại địa bàn nông thôn.
TP.Quảng Ngãi đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và đang nỗ lực đưa các xã về đích nông thôn mới nâng cao.
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tiếp tục duy trì 7 xã nông thôn mới, phấn đấu 5 xã hoàn thành xã nông thôn mới năm 2024 và 1 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao.
Đồng Nai quy định diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đối với đất nông nghiệp ở nông thôn là 1.000m2; đối với đất ở, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa ở đô thị là 60m2, đất ở nông thôn là 80m2.
Với mong muốn và khát vọng phát triển Thủ đô Hà Nội 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại', xanh, thông minh, là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh cao, thời gian tới, Hà Nội chủ trương xây dựng: 'Nông nghiệp sinh thái, Nông thôn hiện đại, Nông dân văn minh'.
Lào Cai đặt mục tiêu đến hết năm 2025 có 19 chợ được xây mới, 17 chợ được nâng cấp, cải tạo, chú trọng việc xóa bỏ các chợ tạm, chợ không bảo đảm tiêu chuẩn để xây dựng đáp ứng nhu cầu của người dân.
Từ năm 2017 đến nay, Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn (gọi tắt là Trung tâm Nước sạch) được giao quản lý vận hành khai thác 93 công trình cấp nước tập trung nông thôn được đầu tư từ nhiều nguồn vốn, nhiều chủ đầu tư, nhiều giai đoạn khác nhau. Khi tiếp nhận một số công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp nặng hoặc không hoạt động, Trung tâm đã cố gắng khắc phục khó khăn, thực hiện việc quản lý vận hành khai thác các công trình cấp nước tập trung theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
Trong những năm qua, thực hiện Đề án 'Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025', giao thông nông thôn huyện Tam Nông đã có bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lưu thông, giao lưu tiêu thụ hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tối 30/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Định Hóa đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Năm 2015, sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí (TC) để đạt xã NTM nâng cao. Đến nay, xã Vĩnh Bình đã 'cán đích' NTM nâng cao.
Ngày 30/10, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Bắc Kạn phối hợp tổ chức khai giảng 07 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) huyện Tân Hưng, tỉnh Long An vừa tổ chức tập huấn triển khai thực hiện công tác thẩm định, đánh giá công nhận xã, huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao năm 2024.
Tối 30/10, tại Quảng trường ATK Định Hóa, huyện Định Hóa, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.
Đối với đất ở, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa ở đô thị là 60m2, đối với đất ở nông thôn là 80m2.
Những năm qua, phong trào thi đua 'Dân vận khéo' và 'Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao' trên địa bàn huyện Châu Thành được triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, với nhiều cách làm sáng tạo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Ðiện Biên có tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống như: Lúa gạo, chè, cà phê, mắc ca; mật ong, miến dong, chí chọp; hàng thổ cẩm, thịt, cá sấy... Xác định lợi thế riêng có, ngành Nông nghiệp tỉnh đã và đang tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phục hồi các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để đưa các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh ra thị trường, tăng thu nhập cho nông dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đồng Nai ban hành quy định tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
Công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Công chức, Luật Viên chức (sửa đổi) 2019 và Luật Thủ đô (sửa đổi) 2024, nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, đoàn viên và CNVCLĐ.
Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh đã thực hiện 1.581 km/2.167,5 km đường giao thông nông thôn (GTNT) theo đề án của tỉnh. GTNT không chỉ giúp người dân thuận lợi hơn trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa mà còn tạo nên diện mạo cho vùng nông thôn Bình Thuận xanh sạch đẹp và trù phú...