Đột nhập căn cứ mật của biệt động giữa Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Nằm dưới những tán cây um tùm của Thảo Cầm Viên, quán Hương Nhan mang một vỏ bọc 'bình dân' hoàn hảo, như vô số quán ăn khác ở Sài Gòn bấy giờ...

Trong các di tích lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Sài Gòn, có một di tích nằm ở địa điểm khiến nhiều người bất ngờ. Đó là quán Nhan Hương trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Trong các di tích lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Sài Gòn, có một di tích nằm ở địa điểm khiến nhiều người bất ngờ. Đó là quán Nhan Hương trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Ngược dòng thời gian, vào năm 1963, Bộ Tư lệnh Miền đã chọn Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm nơi xây dựng cơ sở hoạt động bí mật dưới bình phong là một quán ăn.

Ngược dòng thời gian, vào năm 1963, Bộ Tư lệnh Miền đã chọn Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm nơi xây dựng cơ sở hoạt động bí mật dưới bình phong là một quán ăn.

Thảo Cầm Viên được chọn vì đây là nơi tham quan, vui chơi giải trí thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, nên các cán bộ cách mạng có thể ra vào dễ dàng mà không bị nghi ngờ.

Thảo Cầm Viên được chọn vì đây là nơi tham quan, vui chơi giải trí thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, nên các cán bộ cách mạng có thể ra vào dễ dàng mà không bị nghi ngờ.

Về vị trí, Thảo Cầm Viên nằm gần các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn nên rất thuận lợi cho việc chỉ đạo các chiến dịch của biệt động Sài Gòn.

Về vị trí, Thảo Cầm Viên nằm gần các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn nên rất thuận lợi cho việc chỉ đạo các chiến dịch của biệt động Sài Gòn.

Người đứng ra thành lập quán là ông Nguyễn Văn Tửng, sinh năm 1913 tại Trà Vinh. Ông xây quán bằng khoản tiền tích cóp và đặt tên là Nhan Hương, theo tên người vợ đã mất.

Người đứng ra thành lập quán là ông Nguyễn Văn Tửng, sinh năm 1913 tại Trà Vinh. Ông xây quán bằng khoản tiền tích cóp và đặt tên là Nhan Hương, theo tên người vợ đã mất.

Sau khi thành lập, quán Nhan Hương là cơ sở nuôi giấu các đồng chí lãnh đạo quân khu và chỉ huy biệt động đến thành phố công tác, nhận chỉ thị của lãnh đạo cấp trên, đồng thời là nơi lãnh đạo gặp gỡ chiến sĩ để đưa ra chỉ đạo và động viên tinh thần trước các trận đánh.

Sau khi thành lập, quán Nhan Hương là cơ sở nuôi giấu các đồng chí lãnh đạo quân khu và chỉ huy biệt động đến thành phố công tác, nhận chỉ thị của lãnh đạo cấp trên, đồng thời là nơi lãnh đạo gặp gỡ chiến sĩ để đưa ra chỉ đạo và động viên tinh thần trước các trận đánh.

Song song đó, quán cũng là một nơi hoạt động kinh doanh để nuôi sống gia đình ông Nguyễn Văn Tửng và cung cấp một nguồn tài chính cho cách mạng.

Song song đó, quán cũng là một nơi hoạt động kinh doanh để nuôi sống gia đình ông Nguyễn Văn Tửng và cung cấp một nguồn tài chính cho cách mạng.

Các nhân viên làm việc trong quán đều là con em nhà ông Tửng và ủng hộ cách mạng. Điều này giúp các hoạt động chính trị được bảo đảm bí mật tuyệt đối.

Các nhân viên làm việc trong quán đều là con em nhà ông Tửng và ủng hộ cách mạng. Điều này giúp các hoạt động chính trị được bảo đảm bí mật tuyệt đối.

Nằm dưới những tán cây um tùm của Thảo Cầm Viên, quán Hương Nhan mang một vỏ bọc “bình dân” hoàn hảo, như vô số quán ăn khác ở Sài Gòn bấy giờ.

Nằm dưới những tán cây um tùm của Thảo Cầm Viên, quán Hương Nhan mang một vỏ bọc “bình dân” hoàn hảo, như vô số quán ăn khác ở Sài Gòn bấy giờ.

Trong số các thực khách ghé vào quán, có rất nhiều người là quân nhân, nhân viên an ninh phục vụ quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhưng không ai nhận ra dấu hiệu khả nghi nào ở quán.

Trong số các thực khách ghé vào quán, có rất nhiều người là quân nhân, nhân viên an ninh phục vụ quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhưng không ai nhận ra dấu hiệu khả nghi nào ở quán.

Từ năm 1963 cho đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, quán Nhan Hương đã hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an toàn, bí mật cho nhiều cán bộ quân khu, biệt động, quân báo... đến trú ém và nhận chỉ thị tham gia một số trận đánh vào cơ quan đầu não của địch.

Từ năm 1963 cho đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, quán Nhan Hương đã hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an toàn, bí mật cho nhiều cán bộ quân khu, biệt động, quân báo... đến trú ém và nhận chỉ thị tham gia một số trận đánh vào cơ quan đầu não của địch.

Hoạt động của cơ sở quán Nhan Hương đã đóng góp vào thành tích của lực lượng biệt động Sài Gòn trong nhiều chiến dịch lớn như trận đánh Tổng nha Cảnh sát (16//8/1965), khách sạn Metropole (4/12/1965), khách sạn Victoria (1/4/1966), bót cảnh sát Nguyễn Đình Cường (23/4/1966)...

Hoạt động của cơ sở quán Nhan Hương đã đóng góp vào thành tích của lực lượng biệt động Sài Gòn trong nhiều chiến dịch lớn như trận đánh Tổng nha Cảnh sát (16//8/1965), khách sạn Metropole (4/12/1965), khách sạn Victoria (1/4/1966), bót cảnh sát Nguyễn Đình Cường (23/4/1966)...

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quán Nhan Hương là hậu cứ quan trọng cho các trận đánh vào Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân... làm chấn động truyền thông thế giới.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quán Nhan Hương là hậu cứ quan trọng cho các trận đánh vào Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân... làm chấn động truyền thông thế giới.

Với giá trị lịch sử to lớn của mình, quán Nhan Hương đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố vào năm 2014.

Với giá trị lịch sử to lớn của mình, quán Nhan Hương đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố vào năm 2014.

Sau ngày nhận quyết định này, quán đã được trùng tu để tái hiện cảnh buôn bán, sinh hoạt của gia đình ông Nguyễn Văn Tửng với nhiều khu vực như nhà bếp, nơi nấu ăn, chỗ ngủ… nhằm ghi nhớ một thời kỳ máu lửa của Sài Gòn.

Sau ngày nhận quyết định này, quán đã được trùng tu để tái hiện cảnh buôn bán, sinh hoạt của gia đình ông Nguyễn Văn Tửng với nhiều khu vực như nhà bếp, nơi nấu ăn, chỗ ngủ… nhằm ghi nhớ một thời kỳ máu lửa của Sài Gòn.

Không chỉ là nơi để ôn lại lịch sử, quán Nhan Hương cũng là một địa điểm lý thú để khám phá văn hóa ẩm thực ở Sài Gòn trước 1975 với các hiện vật và mô hình rất sinh động.

Không chỉ là nơi để ôn lại lịch sử, quán Nhan Hương cũng là một địa điểm lý thú để khám phá văn hóa ẩm thực ở Sài Gòn trước 1975 với các hiện vật và mô hình rất sinh động.

Vị trí của quán: Gần chuồng đười ươi của Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Vị trí của quán: Gần chuồng đười ươi của Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Một số hình ảnh khác.

Một số hình ảnh khác.

Mời quý độc giả xem clip: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dot-nhap-can-cu-mat-cua-biet-dong-giua-thao-cam-vien-sai-gon-1327540.html