Đột nhập khu vực hạt nhân bị ô nhiễm nặng nhất ở Mỹ

Hanford Site là một trong những 'kho' chứa chất thải phóng xạ lớn nhất và ô nhiễm nhất nước Mỹ.

Daily Mail đưa tin, địa điểm hạt nhân Hanford ở bang Washington (Mỹ) được xây dựng trong Thế chiến II như một phần của Dự án Manhattan, nơi các công nhân sản xuất plutonium để chế tạo quả bom thả xuống Nagasaki, Nhật Bản, vào ngày 9/8/1945. Ảnh: Wikipedia.

Daily Mail đưa tin, địa điểm hạt nhân Hanford ở bang Washington (Mỹ) được xây dựng trong Thế chiến II như một phần của Dự án Manhattan, nơi các công nhân sản xuất plutonium để chế tạo quả bom thả xuống Nagasaki, Nhật Bản, vào ngày 9/8/1945. Ảnh: Wikipedia.

Hanford nằm trên diện tích gần 243 ha đất sa mạc ở Washington, hiện là một trong những địa điểm ô nhiễm hóa chất và phóng xạ nhất tại Mỹ. Ảnh: SFC.

Hanford nằm trên diện tích gần 243 ha đất sa mạc ở Washington, hiện là một trong những địa điểm ô nhiễm hóa chất và phóng xạ nhất tại Mỹ. Ảnh: SFC.

Theo Cơ quan Sinh thái Washington, có 56 triệu gallon chất thải phóng xạ được chôn trong 177 thùng chứa bị rò rỉ. Ảnh: GI.

Theo Cơ quan Sinh thái Washington, có 56 triệu gallon chất thải phóng xạ được chôn trong 177 thùng chứa bị rò rỉ. Ảnh: GI.

Cơ quan này cho biết, khi địa điểm này đi vào hoạt động, hơn 400 tỷ gallon chất lỏng ô nhiễm đã được đổ xuống đất, tiếp xúc với nước ngầm và thậm chí chảy đến một số vùng của sông Columbia. Tuy nhiên, chất thải nguy hại nhất được chôn trong các bể chứa và rãnh không lót. Ảnh: Wikipedia.

Cơ quan này cho biết, khi địa điểm này đi vào hoạt động, hơn 400 tỷ gallon chất lỏng ô nhiễm đã được đổ xuống đất, tiếp xúc với nước ngầm và thậm chí chảy đến một số vùng của sông Columbia. Tuy nhiên, chất thải nguy hại nhất được chôn trong các bể chứa và rãnh không lót. Ảnh: Wikipedia.

Đến năm 1985, những người nông dân trong cộng đồng Ringold sống gần địa điểm này mắc tỷ lệ ung thư cao do hít phải Iod 131, một chất phóng xạ thường được dùng để điều trị ung thư tuyến giáp và cường giáp - một bệnh tự miễn khi tuyến sản xuất quá nhiều hormone. Ảnh: Wikipedia.

Đến năm 1985, những người nông dân trong cộng đồng Ringold sống gần địa điểm này mắc tỷ lệ ung thư cao do hít phải Iod 131, một chất phóng xạ thường được dùng để điều trị ung thư tuyến giáp và cường giáp - một bệnh tự miễn khi tuyến sản xuất quá nhiều hormone. Ảnh: Wikipedia.

Khi Chính phủ quyết định xây dựng Hanford Site vào năm 1943, họ đã cho người dân địa phương - bao gồm cả các bộ lạc bản địa - 30 ngày để di tản khỏi khu vực này. Ảnh: Corbis.

Khi Chính phủ quyết định xây dựng Hanford Site vào năm 1943, họ đã cho người dân địa phương - bao gồm cả các bộ lạc bản địa - 30 ngày để di tản khỏi khu vực này. Ảnh: Corbis.

Ngay sau đó, có tới 55.000 người (cả nam và nữ) đã chuyển đến khu vực Hanford để bắt đầu làm việc cho dự án tuyệt mật này. Theo các nhà chức trách, chỉ 5% nhân viên tại nơi làm việc của Hanford biết chuyện gì thực sự đang xảy ra tại đây. Ảnh: Wikipedia.

Ngay sau đó, có tới 55.000 người (cả nam và nữ) đã chuyển đến khu vực Hanford để bắt đầu làm việc cho dự án tuyệt mật này. Theo các nhà chức trách, chỉ 5% nhân viên tại nơi làm việc của Hanford biết chuyện gì thực sự đang xảy ra tại đây. Ảnh: Wikipedia.

Lò phản ứng sản xuất plutonium quy mô lớn đầu tiên được hoàn thành sau 13 tháng và bắt đầu hoạt động vào năm 1944. Ảnh: Wikipedia.

Lò phản ứng sản xuất plutonium quy mô lớn đầu tiên được hoàn thành sau 13 tháng và bắt đầu hoạt động vào năm 1944. Ảnh: Wikipedia.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, Hanford Site vẫn tiếp tục hoạt động trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kéo dài từ năm 1946 đến năm 1989. Ảnh: Bloomberg.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, Hanford Site vẫn tiếp tục hoạt động trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kéo dài từ năm 1946 đến năm 1989. Ảnh: Bloomberg.

Cuối cùng, cơ sở này đóng cửa vào năm 1989 sau khi một thanh tra viên báo cáo về mối quan ngại vào năm 1987 và ông đã ra làm chứng trước Quốc hội. Ảnh: Corbis.

Cuối cùng, cơ sở này đóng cửa vào năm 1989 sau khi một thanh tra viên báo cáo về mối quan ngại vào năm 1987 và ông đã ra làm chứng trước Quốc hội. Ảnh: Corbis.

Các cuộc thảo luận về nỗ lực dọn dẹp tại Hanford Site bắt đầu sau đó, nhưng cho đến nay, địa điểm này vẫn là mối quan ngại về môi trường. Ảnh: Corbis.

Các cuộc thảo luận về nỗ lực dọn dẹp tại Hanford Site bắt đầu sau đó, nhưng cho đến nay, địa điểm này vẫn là mối quan ngại về môi trường. Ảnh: Corbis.

Mời độc giả xem thêm video: Khó tin chuyện kỳ bí ở hòn đảo có khả năng tự di chuyển

An An (Theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/the-gioi/dot-nhap-khu-vuc-hat-nhan-bi-o-nhiem-nang-nhat-o-my-2098833.html