Dự án 33 của Hải quân Mỹ

Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ là chỉ huy chung, tăng cường và đảm bảo răn đe ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bằng việc ngăn chặn xung đột, ứng phó với khủng hoảng. Đơn vị này toàn quyền sử dụng mọi năng lực của Lục, Hải, Thủy quân lục chiến, Không quân, và lực lượng không gian được hỗ trợ bởi những sáng kiến như Kế hoạch điều hướng 2024 (NavPlan) của giám đốc tác chiến hải quân, được gọi là là Dự án 33.

Dự án 33 cung cấp một lộ trình rõ ràng nhằm cải thiện Hải quân như một lực lượng riêng lẻ, đồng thời nhấn mạnh tăng cường sự tham gia của nó cho hệ sinh thái chiến đấu chung.

Thông qua Dự án 33, Hải quân Mỹ sẽ tăng cường năng lực sẵn sàng bằng cách giảm tồn đọng bảo trì nhằm nâng cao khả năng tác chiến; vận hành những hệ thống robot và tự hành (UxSs); tăng gấp đôi nỗ lực tuyển dụng và giữ chân nhân tài phù hợp; cải thiện đào tạo linh hoạt nhằm nâng cao trình độ chiến thuật của thủy thủ; khôi phục cơ sở hạ tầng trọng yếu nhằm duy trì lực lượng sẵn sàng được yêu cầu.

Công tác đóng tàu cần phải mất nhiều năm, vì thế để tăng cường khả năng chiến đấu trong thời gian tới, Dự án 33 đang tập trung vào việc phát triển nhanh chóng, trang bị và tích hợp UxSs. Những hệ thống này sẽ tăng cường lực lượng thông thường đa nhiệm nhằm tăng cường sức sát thương, cảm biến và sống sót. Dự án 33 cũng nhấn mạnh những trung tâm tác chiến hàng hải (MOCs) - là hệ thống tác chiến trung tâm của Hải quân Mỹ nhằm tăng cường lợi thế thông tin và ra quyết định.

Thiết giáp hạm USS Colorado (SSN-788) đang được bảo trì tại xưởng đóng tàu hải quân Trân Châu Cảng vào tháng 6/2024.

Thiết giáp hạm USS Colorado (SSN-788) đang được bảo trì tại xưởng đóng tàu hải quân Trân Châu Cảng vào tháng 6/2024.

Hệ thống tự hành và người máy

Dựa trên Sáng kiến máy sao chép do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, Kathleen Hicks, công bố vào tháng 5/2023 và hiện đang được sử dụng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Dự án 33 sẽ cho phép hải quân được hoạt động tại nhiều khu vực hơn với khả năng lớn hơn. Các hệ thống không người lái cung cấp khả năng tạo ra những đám cháy và hiệu ứng linh hoạt tại bất kỳ thời điểm nào. Một số khả năng khiến đối thủ khó phát hiện hoặc phản công. Tầm nhìn của Dự án 33 là cung cấp nhiều loại đạn hơn trên nhiều nền tảng khác nhau ở nhiều nơi, cũng như việc tập trung vào chống C5ISR (công nghệ cho phép binh sĩ được kết nối mạng giành được quyền thống trị thông tin và quyết định sức mạnh) là chìa khóa khiến cho Hải quân (lực lượng chung) gây sát thương hơn và sống sót cao hơn.

Lấy ví dụ như, khi Phó đô đốc Rob Goucher (Tư lệnh các lực lượng tàu ngầm) gần đây có bài viết nhấn mạnh rằng: “Các UUV (Phương tiện không người lái dưới biển) sẽ cho phép tàu ngầm tiến hành nhiều hoạt động cùng lúc, chẳng hạn như tình báo, trinh sát và cả do thám (ISR), thu thập âm thanh và khảo sát đáy biển. UUV có thể đi vào những khu vực quá nông, quá sâu, hoặc quá rủi ro cho tàu ngầm - robot sẽ gánh lấy rủi ro thay cho tàu ngầm và thủy thủ đoàn”. Thêm một ví dụ khác, Chương trình tác chiến tấn công bầy đàn (OSET) của Trung tâm chiến tranh thông tin hải quân Thái Bình Dương hiện đang thử nghiệm và triển khai các khả năng tập trung vào chiến thuật tấn công bầy đàn tự động bằng cách dùng các UxSs nhỏ (nhưng có thể triển khai với số lượng lớn) tại những khu vực địa lý quan trọng. Ngoài ra, việc tiếp tục chú ý vào những hệ thống tự hành chiếu theo Dự án Hội tụ của Lục quân Mỹ đã được đưa vào các cuộc tập trận như Balikatan với Philippines, đã cho phép lực lượng chung diễn tập và hoàn thiện năng lực một cách linh hoạt và liên tục.

Máy bay không người lái Avidrone Aerospace, một phần trong Hệ thống robot và tự hành (UxSs) đang được phát triển bởi Hải quân Mỹ.

Máy bay không người lái Avidrone Aerospace, một phần trong Hệ thống robot và tự hành (UxSs) đang được phát triển bởi Hải quân Mỹ.

Từ chối và kiểm soát hoạt động biển

Từ chối và kiểm soát hoạt động trên biển (SD/C) là những mục tiêu then chốt của Dự án 33. Trên chiến trường Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, lực lượng chung đang tìm cách sử dụng địa lý nhằm điều phối và hạn chế sự di chuyển của đối phương. Những khả năng truyền thống và mới mẻ đang được phát triển nhằm biến những khu vực trọng yếu thành vùng đất hoang cho những kẻ địch có ý đồ xấu. Trí tuệ nhân tạo (AI) - chưa được thực hiện trong công nghệ mới nổi - sẽ là chìa khóa để thực hiện UxSs. AI có đủ vai trò trong mọi khóa cạnh của việc ngăn chặn và kiểm soát biển, từ ISR (tình báo, trinh sát, và do thám) cho đến tạo hỏa hoạn, chỉ huy - kiểm soát và bảo trì. Để làm được điều đó, các nhà lãnh đạo quân sự phải có hiểu biết về công nghệ với chuyên môn đa dạng từ khoa học máy tính đến kỹ thuật. Vì những lý do này và hơn thế nữa mà NavPlan đã đúng khi kêu gọi một chiến lược học hỏi và đầu tư vào năng lực chiến tranh.

Đồng thời, lực lượng chung không được “học quá đà” những bài học rút ra từ những cuộc chiến hiện nay ở Ukraine và Trung Đông. Mặc dù việc dùng UxSs rất quan trọng trong cả 2 cuộc xung đột này, nhưng những nền tảng dạng này lại không phải hoàn toàn tự động, có thời gian sử dụng lâu dài, khó phục hồi nếu tái sử dụng, khả năng tải trọng lớn nên khó di chuyển đến những khoảng cách xa của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngoài việc triển khai UxSs, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang mở rộng khả năng quản lý và hoạt động ở nhiều chiến trường rộng lớn thông qua diễn tập, luyện tập, tinh chỉnh và cải thiện những hoạt động kiểm soát và chỉ huy.

Những cuộc tập trận chung thường niên bao gồm Canh gác Thái Bình Dương và Ranh giới Bắc, cùng những sự kiện khác gồm Trở lại Thái Bình Dương của Không lực Mỹ, và Lộ trình hành động của Lục quân Mỹ… tất cả cung cấp thử nghiệm quy mô lớn cho sở chỉ huy, từ cấp chỉ huy chiến đấu xuống các đơn vị chiến đấu nhằm liên tục kiểm tra và cải thiện khả năng chỉ huy và kiểm soát.

Giám đốc Tác chiến Hải quân, Đô đốc Lisa Franchetti, thảo luận về Kế hoạch Điều hướng 2024 và Dự án 33 với Seth Jones tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tháng 9/2024.

Giám đốc Tác chiến Hải quân, Đô đốc Lisa Franchetti, thảo luận về Kế hoạch Điều hướng 2024 và Dự án 33 với Seth Jones tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tháng 9/2024.

Tăng cường khả năng răn đe

Sức mạnh chiến đấu toàn miền được cung cấp bởi những lực lượng thông thường và được bổ sung bởi UxS cũng phải được duy trì trên toàn chiến trường. Yếu tố quan trọng của Dự án 33 là giúp phục hồi cơ sở hạ tầng quan trọng, đồng thời điều động và duy trì lực lượng xuyên suốt cuộc chiến. Minh chứng cho việc này là tăng cường sự hiện diện cơ sở hạ tầng hải quân tới Guam, Nhật Bản, và các khu vực khác ở Tây Thái Bình Dương nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động hải quân gia tăng trong khu vực, cũng như hậu thuẫn chiến đấu trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Việc hải quân Mỹ tiếp tục tập trung vào Dự án 33 nhằm cải thiện và mở rộng các mạng lưới toàn cầu và các cơ sở hạ tầng khác là hết sức quan trọng nhằm tăng cường một lực lượng đáng tin cậy có thể chiến đấu.

Nhờ gần 40 năm hoạt động tận hiến sau khi Luật Goldwater-Nichols được thông qua, nhiều hoạt động tác chiến quân sự trên toàn thế giới và các nỗ lực hiện đại hóa như Dự án 33 mà quân đội Mỹ giờ đây có tính liên kết chặt chẽ hơn bao giờ hết - một tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các thành phần dành riêng cho quân chủng và miền của nó. Các quân chủng này được tích hợp vào hệ sinh thái chiến đấu ở cấp độ chiến thuật, và họ tiếp tục theo đuổi những cách thức để tăng cường hội nhập. Tất cả những điều này nhằm đảm bảo sức mạnh chiến đấu của Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và qua đó có thể răn đe địch, trấn an các đồng minh, ứng phó khủng hoảng, đồng thời chiếm ưu thế trong chiến tranh.

NavPlan 2024 đã đưa ra một quan điểm nổi bật là không có kịch bản nào mà Mỹ tự mình chiến đấu trong cuộc chiến lớn. Vì thế ngoài quyền chỉ huy và kiểm soát của các lực lượng Mỹ, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (US IndoPaCom) đang tiếp tục cải tiến và cải thiện hoạt động hỗ trợ, cùng làm việc với những lực lượng quân đội khác và trụ sở của họ. Những nỗ lực này bao gồm sự tái thiết Lực lượng Nhật Bản - Mỹ làm trụ sở lực lượng chung báo cáo cho U.S. IndoPaCom và là đối tác chủ chốt của Bộ chỉ huy tác chiến chung trực thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Mối quan hệ chỉ huy và kiểm soát mới này cũng như khả năng song phương đã hỗ trợ những thỏa thuận do 2 chính phủ Mỹ và Nhật Bản nâng cấp các khuôn khổ tương ứng của họ nhằm tích hợp những hoạt động và khả năng song phương, tiến tới cho phép việc tương tác và lập kế hoạch tốt hơn giữa Mỹ và các lực lượng đồng minh trong thời bình và trong những tình huống bất ngờ.

Lấy ví dụ về những cuộc tập trận phòng thủ 3 bên đã cải thiện đáng kể việc chia sẻ thông tin, tăng cường hợp tác về phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, nhằm ứng phó những hành động khiêu khích trong khu vực. Xuyên suốt năm 2024, 3 nước này đã tiến hành 2 cuộc tập trận hàng hải 3 bên, 1 cuộc tập trận trên không 3 bên (với sự hỗ trợ từ các oanh tạc cơ Mỹ hoạt động trong khu vực) cũng như cuộc diễn tập Cánh Tự Do (Freedom Edge) - một cuộc tập trận đa miền 3 bên. Xa hơn về phía Nam, những cuộc tuần tra hàng hải chung Mỹ - Philippines - Australia - Nhật Bản đang hỗ trợ Philippines.

Những hoạt động này đảm bảo cho các đồng minh và đối tác rằng Mỹ không chỉ đơn phương hỗ trợ họ mà còn có thể triệu tập những nước khác trong khu vực để cùng nhau giải quyết những vấn đề và hả năng tương tác trong thời bình. Tất cả những cuộc tập trận chung và kết hợp này sẽ củng cố sức mạnh thông tin và liên minh Mỹ nhấn mạnh rằng mọi cuộc xâm lược của kẻ thù là vô ích. Dự án 33 nhấn mạnh đến việc chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tiềm tàng. Các lực lượng chung phải có năng lực tác chiến đơn phương và sức mạnh tổng hợp với đồng minh và đối tác để chiến đấu và chiến thắng.

Phan Bình (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/du-an-33-cua-hai-quan-my-i758542/