Dự án hơn 800 tỷ đồng ở Hà Nội chậm tiến độ: Nhếch nhác, đe dọa tính mạng người dân

Dự án trọng điểm hạ cốt, mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) chậm tiến độ, công trường ngổn ngang, bốt điện 'cụt chân' gây mất mỹ quan đô thị, đe dọa tính mạng người dân.

Để hạn chế ùn tắc giao thông, Hà Nội tiến hành thực hiện Dự án trọng điểm mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm với tổng chiều dài 3,7km, mức đầu tư hơn 815 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội.

Để hạn chế ùn tắc giao thông, Hà Nội tiến hành thực hiện Dự án trọng điểm mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm với tổng chiều dài 3,7km, mức đầu tư hơn 815 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội.

Dự án do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư và được chia thành 4 đoạn được khởi công từ năm 2020 và dự kiến hoàn thành trong năm 2021. (Hình ảnh nhếch nhác gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị).

Dự án do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư và được chia thành 4 đoạn được khởi công từ năm 2020 và dự kiến hoàn thành trong năm 2021. (Hình ảnh nhếch nhác gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị).

Trong đó, đoạn 1 từ khách sạn Thắng Lợi đến lối vào đường Xuân Diệu. Đoạn 2 từ lối vào đường Xuân Diệu đến ngõ 123 Âu Cơ (124 phố Tứ Liên) . Đoạn 3 từ ngõ 123 Âu Cơ đến nút giao Lạc Long Quân và đoạn 4 từ nút giao Lạc Long Quân đến nút giao cầu Nhật Tân.

Trong đó, đoạn 1 từ khách sạn Thắng Lợi đến lối vào đường Xuân Diệu. Đoạn 2 từ lối vào đường Xuân Diệu đến ngõ 123 Âu Cơ (124 phố Tứ Liên) . Đoạn 3 từ ngõ 123 Âu Cơ đến nút giao Lạc Long Quân và đoạn 4 từ nút giao Lạc Long Quân đến nút giao cầu Nhật Tân.

Hiện công trình đang "dậm chân tại chỗ" không có hoạt động xây dựng, không có công nhân trên công trường, vật liệu và máy móc xây dựng nằm ngổn ngang, một số đoạn cây cối mọc um tùm, rác thải tràn lan trong công trường.

Hiện công trình đang "dậm chân tại chỗ" không có hoạt động xây dựng, không có công nhân trên công trường, vật liệu và máy móc xây dựng nằm ngổn ngang, một số đoạn cây cối mọc um tùm, rác thải tràn lan trong công trường.

Nhiều khu vực trở thành điểm tập kết phế liệu, nơi xả rác,…gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, gây mất an toàn cho người qua lại.

Nhiều khu vực trở thành điểm tập kết phế liệu, nơi xả rác,…gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, gây mất an toàn cho người qua lại.

Ông Đỗ Mạnh Khởi (phố Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) bức xúc: “Dự án thi công rùa bò khiến cho đường đê đã hẹp lại càng ùn tắc. Công trường trở thành nơi xả rác, vứt phế liệu. Tôn quay bị rách, sắc nhọn gây mất an toàn cho người dân đi lại. Mấy chục bốt điện được hạ chuyển nằm ngay giữa đường, cụt chân bốt, hở dây loằng ngoằng hở ra gây mất mỹ quan và đe dọa tính mạng người dân…”.

Ông Đỗ Mạnh Khởi (phố Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) bức xúc: “Dự án thi công rùa bò khiến cho đường đê đã hẹp lại càng ùn tắc. Công trường trở thành nơi xả rác, vứt phế liệu. Tôn quay bị rách, sắc nhọn gây mất an toàn cho người dân đi lại. Mấy chục bốt điện được hạ chuyển nằm ngay giữa đường, cụt chân bốt, hở dây loằng ngoằng hở ra gây mất mỹ quan và đe dọa tính mạng người dân…”.

Theo bà Uyên (người dân sống quanh khu vực này) cho biết, đã hơn một năm nay tại công trường này người dân không thấy bóng dáng bất kỳ công nhân nào thi công.

Theo bà Uyên (người dân sống quanh khu vực này) cho biết, đã hơn một năm nay tại công trường này người dân không thấy bóng dáng bất kỳ công nhân nào thi công.

"Công trình dang dở khiến đời sống người dân tại đây bị ảnh hưởng rất lớn như: Cứ mưa xuống khiến tuyến đường dân sinh bị úng ngập, bùn đất nhếch nhác. Mùa hè thì khói bụi mù mịt. Công trường giờ trở thành nơi xả rác, vứt trộm vật liệu xây dựng của người thiếu ý thức…”, bà Uyên chia sẻ.

"Công trình dang dở khiến đời sống người dân tại đây bị ảnh hưởng rất lớn như: Cứ mưa xuống khiến tuyến đường dân sinh bị úng ngập, bùn đất nhếch nhác. Mùa hè thì khói bụi mù mịt. Công trường giờ trở thành nơi xả rác, vứt trộm vật liệu xây dựng của người thiếu ý thức…”, bà Uyên chia sẻ.

Ghi nhận của phóng viên, dọc theo tuyến đường phía ngoài chân đê, có rất nhiều bốt điện nằm chỏng chơ giữa đường, mặc dù có biển cảnh báo nhưng dây điện hở ra ngoài gây ra những lo ngại rất lớn mỗi khi người dân di chuyển qua khu vực này.

Ghi nhận của phóng viên, dọc theo tuyến đường phía ngoài chân đê, có rất nhiều bốt điện nằm chỏng chơ giữa đường, mặc dù có biển cảnh báo nhưng dây điện hở ra ngoài gây ra những lo ngại rất lớn mỗi khi người dân di chuyển qua khu vực này.

Theo chia sẻ của người dân, các bốt điện này trước kia nằm sát mép đê nhưng sau khi chủ đầu tư thi công mở rộng đường, các bốt điện này được di dời ra gần giữa đường để phục vụ thi công.

Theo chia sẻ của người dân, các bốt điện này trước kia nằm sát mép đê nhưng sau khi chủ đầu tư thi công mở rộng đường, các bốt điện này được di dời ra gần giữa đường để phục vụ thi công.

Bốt điện hở chân, gây mất an toàn khi đến gần.

Bốt điện hở chân, gây mất an toàn khi đến gần.

Mặc dù có biển cảnh báo nhưng vị trí bốt điện được đặc ngay giữa đường làm ảnh hưởng rất lớn đến người dân. (Ảnh: Bốt điện được chằng chống, bảo vệ tạm bợ).

Mặc dù có biển cảnh báo nhưng vị trí bốt điện được đặc ngay giữa đường làm ảnh hưởng rất lớn đến người dân. (Ảnh: Bốt điện được chằng chống, bảo vệ tạm bợ).

Theo lãnh đạo UBND phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội), ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, phía phường cũng đã báo cáo sự việc lên UBND quận Tây Hồ và các lực lượng chức năng để đẩy nhanh quá trình thi công.

Theo lãnh đạo UBND phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội), ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, phía phường cũng đã báo cáo sự việc lên UBND quận Tây Hồ và các lực lượng chức năng để đẩy nhanh quá trình thi công.

Tuy nhiên, đây là dự án của TP. Hà Nội làm chủ đầu tư nên kế hoạch triển khai tiếp theo như thế nào thì đơ vị này vẫn đang chờ được thông tin.

Tuy nhiên, đây là dự án của TP. Hà Nội làm chủ đầu tư nên kế hoạch triển khai tiếp theo như thế nào thì đơ vị này vẫn đang chờ được thông tin.

Lãnh đạo UBND phường Tứ Liên cho biết thêm, toàn bộ tuyến đường 5m cạnh dự án thuộc quản lý của đơn vị thi công và đơn vị này sẽ có trách nhiệm nâng cấp và cải tạo tuyến đường này cho nhân dân.

Lãnh đạo UBND phường Tứ Liên cho biết thêm, toàn bộ tuyến đường 5m cạnh dự án thuộc quản lý của đơn vị thi công và đơn vị này sẽ có trách nhiệm nâng cấp và cải tạo tuyến đường này cho nhân dân.

Liên quan đến nội dung này, theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hà Nội, khó khăn lớn nhất đối với dự án này là phải điều chỉnh hồ sơ thiết kế.

Liên quan đến nội dung này, theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hà Nội, khó khăn lớn nhất đối với dự án này là phải điều chỉnh hồ sơ thiết kế.

Trong 4 đoạn của dự án, đến nay, Bộ NN&PTNT đã cấp phép cho TP. Hà Nội xây dựng đoạn 1, 2 và 4. Tháng 5/2021, sau khi lấy ý kiến các ban, ngành và khoan thăm dò địa chất bổ sung, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND TP. Hà Nội thay đổi thiết kế đoạn 3 có chiều dài 2,7km do đây là đoạn đê yếu và thấp hơn những đoạn khác trên tuyến.

Trong 4 đoạn của dự án, đến nay, Bộ NN&PTNT đã cấp phép cho TP. Hà Nội xây dựng đoạn 1, 2 và 4. Tháng 5/2021, sau khi lấy ý kiến các ban, ngành và khoan thăm dò địa chất bổ sung, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND TP. Hà Nội thay đổi thiết kế đoạn 3 có chiều dài 2,7km do đây là đoạn đê yếu và thấp hơn những đoạn khác trên tuyến.

Đoạn đê này cần để riêng biệt giữa đường dân sinh và đường chính cũng như cùng một cao độ thay vì thiết kế mặt đường đê có hai cao độ khác nhau như thiết kế ban đầu.

Đoạn đê này cần để riêng biệt giữa đường dân sinh và đường chính cũng như cùng một cao độ thay vì thiết kế mặt đường đê có hai cao độ khác nhau như thiết kế ban đầu.

Được biết, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã thống nhất phương án đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hà Nội đang phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu và thiết kế bản vẽ thi công để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cấp phép thi công. Sau khi được cấp phép, dự kiến, công trình sẽ tiếp tục triển khai trong tháng 4/2022 nhằm sớm hoàn thiện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân./.

Được biết, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã thống nhất phương án đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hà Nội đang phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu và thiết kế bản vẽ thi công để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cấp phép thi công. Sau khi được cấp phép, dự kiến, công trình sẽ tiếp tục triển khai trong tháng 4/2022 nhằm sớm hoàn thiện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân./.

Văn Ngân/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/du-an-hon-800-ty-dong-o-ha-noi-cham-tien-do-nhech-nhac-de-doa-tinh-mang-nguoi-dan-post931149.vov