DỰ ÁN LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ (SỬA ĐỔI) VÀ DỰ ÁN LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI) ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRÌNH QUỐC HỘI XEM XÉT THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 5

Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 6, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và nhiều đại biểu Quốc hội dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 tới.

Sáng 10/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 với phần tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy chủ trì Phiên họp.

Tham dự Phiên họp có các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng đại diện Hội đồng Dân tộc, lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương cùng một số Bộ ngành liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học...

Toàn cảnh Phiên họp.

Toàn cảnh Phiên họp.

Thay mặt cơ quan thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn cho biết: Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), có 77 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến ở Tổ và 15 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến tại Hội trường. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) (dự án Luật) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự án Luật.

Ngay sau kỳ họp, Tiểu ban Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan bám sát các mục tiêu chính sách, quan điểm và yêu cầu đối với dự án Luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4; nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, nhiều cuộc làm việc để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn đề cập về quá trình hoàn thiện dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn đề cập về quá trình hoàn thiện dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 20 về dự án Luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã gửi văn bản số 1278/UBKHCNMT15 ngày 15/3/2023 xin ý kiến Chính phủ một số nội dung dự án Luật. Chính phủ đã thống nhất với ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đề xuất của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại văn bản số 110/CP-PL ngày 07/4/2023, cụ thể: Về quản lý nhà nước (Điều 7) và chữ ký số chuyên dùng công vụ (Điều 26); Thẩm quyền cấp phép dịch vụ tin cậy (Điều 29); Tài khoản định danh điện tử (Điều 48 và khoản 3 Điều 49).

Dự án Luật đã được gửi xin ý kiến 63 đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tính đến nay, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã nhận được 50 Báo cáo góp ý về dự án Luật, trong đó có ý kiến của 42 đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, 06 Ủy ban và Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tiểu ban Tiểu ban Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo đang tiếp tục tổng hợp ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội và nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật. Cho đến thời điểm hiện tại dự án Luật đã sửa đổi, bổ sung tại 33 Điều về nội dung; sửa đổi, bổ sung tại 09 Điều về kỹ thuật; bố cục lại 01 chương và bỏ một số quy định tại 05 Điều và bỏ 03 Điều và bổ sung 02 Điều.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế nêu quan điểm tại Phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế nêu quan điểm tại Phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam -Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế bày tỏ sự quan tâm về vấn đề giao dịch điện tử bằng OTP, CMS, sinh trắc học hay giọng nói. Bởi hiện nay, nhiều giao dịch điện tử ngân hàng hay giao dịch khác được nhiều người thực hiện nhưng vẫn có thể xảy ra lộ lọt thông tin của khách hàng hoặc vấn đề bảo mật dữ liệu. Vì vậy, để dự án Luật có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, đề nghị cơ quan soạn thảo và thẩm tra dự án Luật cần làm rõ vấn đề đảm bảo an ninh an toàn thông tin trong giao dịch đối với các hình thức trên. Ngoài ra, cần làm rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị hữu quan đối với vấn đề này.

Cho ý kiến về cơ sở dữ liệu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Phạm Phú Bình cho biết, hiện nay, nhiều cơ sở dữ liệu ở các Bộ ngành, cơ quan còn có sự chưa thống nhất nên có thể dẫn đến sự tốn kém kinh phí, thời gian trong quá trình tìm kiếm dữ liệu. Do đó, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Phạm Phú Bình đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật cần đưa ra quy định cụ thể hơn về việc rà soát cơ sở dữ liệu ở các cơ quan, Bộ ngành và nhiều nơi khác để có sự đồng bộ, nhất quán về mặt thời gian nhằm thống nhất trong tìm kiếm, rà soát thông tin.

Đại biểu Phạm Phú Bình - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại đóng góp ý kiến.

Đại biểu Phạm Phú Bình - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại đóng góp ý kiến.

Tăng cường trách nhiệm của người tiêu dùng khi mua sản phẩm, hàng hóa

Trong khuôn khổ Phiên họp, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng tiếp thu, giải trình để hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Thay mặt cơ quan thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), có 148 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến ở Tổ và 23 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến tại Hội trường. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự án Luật.

 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi đề cập về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi đề cập về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan quán triệt, bám sát các mục tiêu chính sách, quan điểm và yêu cầu đối với dự án Luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, tiếp tục tổ chức hội thảo, tọa đàm để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện dự án Luật.

Ngày 15/02/2023, tại phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật này. Dự án Luật cũng đã được cho ý kiến tại Hội nghị Đại biểu quốc hội chuyên trách ngày 05/4/2023, được gửi xin ý kiến Chính phủ, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao. Tính đến ngày 09/5/2023, đã nhận được Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý dự án Luật của 35/63 Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ý kiến nhất trí của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.Hải Phòng.

Đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.Hải Phòng.

Đa số các ý kiến tại Phiên họp thống nhất với các nội dung tại dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); đồng thời tập trung thảo luận vào các nội dung: Bảo vệ người người tiêu dùng khi giao dịch, mua bán qua mạng xã hội; tăng cường trách nhiệm của người tiêu dùng...

Để bảo vệ người tiêu dùng được hiệu quả, đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.Hải Phòng nêu quan điểm: Hiện nay, việc bán hàng qua mạng xã hội, trao đổi thông tin giao dịch mua bán qua mạng Internet tương đối khá phổ biến. Vì vậy, trong dự án Luật cần có quy định cụ thể hơn về xem xét hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng, bán hàng qua mạng Internet.

Đưa ra quan điểm về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng không chỉ ở doanh nghiệp, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An cho rằng, trong dự án Luật cần có thêm quy định rõ hơn về tăng cường trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ cũng như tự bảo vệ quyền lợi khi mua sản phẩm, hàng hóa.

Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An.

Giải trình những ý kiến của các đại biểu tại Phiên họp, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã làm rõ những ý kiến, kiến nghị của các đại biểu liên quan đến 2 dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi). Lãnh đạo của các Bộ đều ghi nhận những ý kiến đóng góp đối với 2 dự án Luật và cho biết sẽ tiếp thu tối đa các kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội tiếp tục đóng góp ý kiến, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 tới.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu đối với 2 dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi). Tại Phiên họp, các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến vào những nội dung trọng tâm của 2 dự án Luật sau khi đã được tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung phù hợp với thực tiễn.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu kết luận Phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu kết luận Phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy khẳng định, 2 dự án Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội tiếp tục đóng góp, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5; đồng thời yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và các Bộ ngành, đơn vị liên quan tiếp thu những ý kiến đóng góp tại Phiên họp để hoàn thiện các dự án Luật để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội tiếp tục đóng góp, xem xét thông qua.

Một số hình ảnh tại Phiên họp:

Toàn cảnh Phiên họp toàn thể lần thứ 6.

Toàn cảnh Phiên họp toàn thể lần thứ 6.

Các đại biểu tham dự Phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu tại Phiên họp.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đức Thuận cho ý kiến về xác thực chữ ký số.

Đại biểu Quốc hội Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nêu quan điểm về việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử.

Đại biểu Quốc hội Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nêu quan điểm về việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử.

Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Vương Quốc Thắng góp ý về sử dụng chữ ký điện tử trong điều kiện giao dịch đất đai, giao dịch hợp đồng có giá trị kinh tế lớn.

Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Vương Quốc Thắng góp ý về sử dụng chữ ký điện tử trong điều kiện giao dịch đất đai, giao dịch hợp đồng có giá trị kinh tế lớn.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng giải trình, làm rõ một số ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng giải trình, làm rõ một số ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội.

Đại diện Bộ Quốc phòng làm rõ một số nội dung của các đại biểu Quốc hội.

Đại diện Bộ Quốc phòng làm rõ một số nội dung của các đại biểu Quốc hội.

Các đại biểu tham dự Phiên họp giải trình, tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Các đại biểu tham dự Phiên họp giải trình, tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ ý kiến về Bản hợp đồng kinh tế, kinh doanh khi đề cập về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Đại diện Bộ Tài chính làm rõ một số nội dung liên quan đến dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Đại diện Bộ Tài chính làm rõ một số nội dung liên quan đến dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải giải trình, làm rõ một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải giải trình, làm rõ một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khẳng định, 2 dự án Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội tiếp tục đóng góp, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5./.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khẳng định, 2 dự án Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội tiếp tục đóng góp, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5./.

Bích Lan - Minh Thành

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=75664