Du khách nô nức về cầu bình an tại đền Quả Sơn ngàn năm tuổi

Đền Quả Sơn đã tồn tại gần 1000 năm và được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, vì vậy dịp Tết Nguyên đán rất đông du khách về vãn cảnh, thắp hương, cầu bình an.

Đền Quả Sơn (xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, người có công lớn trong việc phát triển kinh tế và chính trị vùng Nghệ An.

Năm 1057, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang mất và hiển thánh ngay dưới chân núi Quả. Nhân dân xứ Nghệ vô cùng thương tiếc, khóc thương, lập đền thờ đúng nơi ông mất và hiển thánh, gọi là đền Quả Sơn.

Rất đông người tới đền Quả Sơn để vãn cảnh, cầu an trong dịp Tết Nguyên đán.

Rất đông người tới đền Quả Sơn để vãn cảnh, cầu an trong dịp Tết Nguyên đán.

Trước đây, đền được xây dựng 7 tòa, 42 gian được tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn, được nhân dân quanh năm hương khói, thờ phụng.

Do thời gian và chiến tranh, đền Quả Sơn không còn lưu giữ được quy mô và tầm vóc như xưa. Thậm chí, vào năm 1952, bom đạn của thực dân Pháp đã làm cho ngôi đền bị phá hoại nghiêm trọng. Đền chỉ còn lại ngôi mộ và tấm bia đá cổ.

Trải qua những thăng trầm lịch sử với những biến cố của thời gian, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền Quả Sơn đã trở thành một điểm đến tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.

Đền Quả Sơn được người dân ca tụng là ngôi đền linh thiêng thứ 2 trong "tứ đại đền thiêng" ở xứ Nghệ.

Đền Quả Sơn là một trong đệ tứ danh thiêng của xứ Nghệ.

Đền Quả Sơn là một trong đệ tứ danh thiêng của xứ Nghệ.

Đền Quả Sơn được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Đền Quả Sơn được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Năm 1999, đền Quả Sơn được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 05/QĐ-BVHTT. Năm 2019, lễ hội đền Quả Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia với lễ rước quy mô trên sông Lam.

Lễ hội đền Quả Sơn được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20 tháng Giêng hằng năm. Không gian của lễ hội được mở rộng với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, gồm giao lưu bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy, vật, đánh cờ, đua thuyền...

Trong những ngày đầu năm, nhiều người dân đã háo hức về đây du Xuân, dâng lễ cầu an và xin "lộc chữ".

Trong những ngày đầu năm, nhiều người dân đã háo hức về đây du Xuân, dâng lễ cầu an và xin "lộc chữ".

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó ban quản lý đền Quả Sơn chia sẻ, năm nay thời tiết rất đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến đền Quả Sơn đông hơn trong 3 ngày Tết vừa qua. Trong số đó, có rất nhiều khách thập phương và người dân của huyện Đô Lương trở về quê ăn Tết.

"Mọi người đến để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để mọi người vãn cảnh, tìm lại sự thảnh thơi, bình an trong tâm hồn sau một năm nhiều bộn bề của cuộc sống", ông Hùng nói.

Lễ hội đền Quả Sơn được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20 tháng Giêng hằng năm.

Lễ hội đền Quả Sơn được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20 tháng Giêng hằng năm.

Nhằm thể hiện lòng tri ân và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, du khách thời gian qua, bằng việc huy động mọi nguồn lực và xã hội hóa, UBND huyện Đô Lương đã thực hiện tôn tạo, xây dựng đền Quả Sơn với 17 hạng mục công trình, tổng nguồn vốn 77 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thiện, đền Quả Sơn đã khang trang nhưng vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa, vì vậy càng thu hút đông dảo người dân.

Nguyễn Anh Ngọc

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/du-khach-no-nuc-ve-cau-binh-an-tai-den-qua-son-ngan-nam-tuoi-204250201140329894.htm