Du khách thích thú trải nghiệm ẩm thực và nghề truyền thống miền Trung

Nhiều khách du lịch tại thành phố Đà Nẵng cho biết đã có những trải nghiệm ấn tượng khi tự tay làm các món ẩm thực đặc sản và nghề truyền thống miền Trung.

 Từ ngày 28/7 – 1/8, tại công viên Biển Đông (TP. Đà Nẵng) diễn ra Không gian trải nghiệm, chế biến ẩm thực và trải nghiệm làng nghề truyền thống. Đây là hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội Tận hưởng mùa hè – Enjoy Danang 2023.

Từ ngày 28/7 – 1/8, tại công viên Biển Đông (TP. Đà Nẵng) diễn ra Không gian trải nghiệm, chế biến ẩm thực và trải nghiệm làng nghề truyền thống. Đây là hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội Tận hưởng mùa hè – Enjoy Danang 2023.

Tại không gian, du khách đã được trải nghiệm làm những món ăn ẩm thực đặc sắc của thành phố Đà Nẵng và miền Trung; tìm hiểu nét văn hóa và trải nghiệm những nghề truyền thống “nức danh” của TP. Đà Nẵng. Những món ăn “đậm tình miền Trung” được giới thiệu đến du khách như bánh tráng, tráng mỳ lá, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh xèo, bánh xu sê (bánh phu thê)…

Tại không gian, du khách đã được trải nghiệm làm những món ăn ẩm thực đặc sắc của thành phố Đà Nẵng và miền Trung; tìm hiểu nét văn hóa và trải nghiệm những nghề truyền thống “nức danh” của TP. Đà Nẵng. Những món ăn “đậm tình miền Trung” được giới thiệu đến du khách như bánh tráng, tráng mỳ lá, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh xèo, bánh xu sê (bánh phu thê)…

Khu vực trải nghiệm ẩm thực truyền thống miền Trung được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế ghé thăm. Du khách thích thú khi tự mình đổ bánh xèo và thưởng thức bánh xèo do mình thức hiện. “Gia đình tôi đã vào Đà Nẵng nhiều lần và lần nào cũng ghé các đặc sản ẩm thực tại Đà Nẵng như bánh xèo, nem lụi, bánh tráng cuốn thịt heo… Tuy nhiên, được trải nghiệm cách đổ bánh xèo và được thưởng thức chính sản phẩm mình làm ra là cảm giác vô cùng khác biệt và vui vẻ”, chị Trần Phương Thu (36 tuổi, du khách Hà Nội) chia sẻ.

Khu vực trải nghiệm ẩm thực truyền thống miền Trung được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế ghé thăm. Du khách thích thú khi tự mình đổ bánh xèo và thưởng thức bánh xèo do mình thức hiện. “Gia đình tôi đã vào Đà Nẵng nhiều lần và lần nào cũng ghé các đặc sản ẩm thực tại Đà Nẵng như bánh xèo, nem lụi, bánh tráng cuốn thịt heo… Tuy nhiên, được trải nghiệm cách đổ bánh xèo và được thưởng thức chính sản phẩm mình làm ra là cảm giác vô cùng khác biệt và vui vẻ”, chị Trần Phương Thu (36 tuổi, du khách Hà Nội) chia sẻ.

Du khách nước ngoài hào hứng trải nghiệm làm bánh xu sê (bánh phu thê). "Rất đặc biệt, từ nguyên liệu đến lá gói bánh và cách làm bánh, đây thực sự là trải nghiệm đáng nhớ trong kỳ nghỉ của tôi tại thành phố Đà Nẵng", bà Roise (54 tuổi, du khách Mỹ) nói.

Du khách nước ngoài hào hứng trải nghiệm làm bánh xu sê (bánh phu thê). "Rất đặc biệt, từ nguyên liệu đến lá gói bánh và cách làm bánh, đây thực sự là trải nghiệm đáng nhớ trong kỳ nghỉ của tôi tại thành phố Đà Nẵng", bà Roise (54 tuổi, du khách Mỹ) nói.

Du khách thưởng thức món bánh ít, bánh xu sê do chính mình gói

Du khách thưởng thức món bánh ít, bánh xu sê do chính mình gói

Cùng với trải nghiệm ẩm thực, nhiều du khách cũng không thể không dừng bước để ghé thăm, tìm hiểu và trải nghiệm các làng nghề truyền thống nổi danh của TP. Đà Nẵng. Nổi bật là văn hóa dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ tu

Cùng với trải nghiệm ẩm thực, nhiều du khách cũng không thể không dừng bước để ghé thăm, tìm hiểu và trải nghiệm các làng nghề truyền thống nổi danh của TP. Đà Nẵng. Nổi bật là văn hóa dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ tu

Nghệ dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ tu hiện đang được khôi phục và hồi sinh tại 2 thôn Tà Lang và Gian Bí (xã Hòa Bắc) và thôn Phú Túc (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng). Thổ cẩm là trang phục truyền thống được người Cơ tu sử dụng nhiều trong các dịp lễ hội, ngày Tết, đám cưới và các sự kiện trọng đại. Thổ cẩm của người Cơ tu tinh tế, độc đáo với 3 màu đen, đỏ, vàng rực rỡ, bay bổng như ước mơ, khát vọng của dân tộc này bao đời nay.

Nghệ dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ tu hiện đang được khôi phục và hồi sinh tại 2 thôn Tà Lang và Gian Bí (xã Hòa Bắc) và thôn Phú Túc (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng). Thổ cẩm là trang phục truyền thống được người Cơ tu sử dụng nhiều trong các dịp lễ hội, ngày Tết, đám cưới và các sự kiện trọng đại. Thổ cẩm của người Cơ tu tinh tế, độc đáo với 3 màu đen, đỏ, vàng rực rỡ, bay bổng như ước mơ, khát vọng của dân tộc này bao đời nay.

Du khách tìm hiểu thổ cẩm của đồng bào dân tộc Cơ tu

Du khách tìm hiểu thổ cẩm của đồng bào dân tộc Cơ tu

Gian hàng trải nghiệm nghề dệt chiếu Cẩm Nê luôn luôn đông du khách tham quan, trải nghiệm. "Ngoài miền Bắc chúng tôi cũng có nhiều làng chiếu nổi tiếng. Tuy nhiên, mỗi làng chiếu đều có những nét riêng, độc đáo, đặc sắc của mình thể hiện qua cách dệt, hoa văn, màu sắc. Nên trải nghiệm dệt chiếu Cẩm Nê ở đây với tôi rất mới mẻ, giúp tôi biết thêm được một nét văn hóa truyền thống ở miền Trung", ông Nguyễn Văn Quân (57 tuổi, du khách Phú Thọ) cho hay.

Gian hàng trải nghiệm nghề dệt chiếu Cẩm Nê luôn luôn đông du khách tham quan, trải nghiệm. "Ngoài miền Bắc chúng tôi cũng có nhiều làng chiếu nổi tiếng. Tuy nhiên, mỗi làng chiếu đều có những nét riêng, độc đáo, đặc sắc của mình thể hiện qua cách dệt, hoa văn, màu sắc. Nên trải nghiệm dệt chiếu Cẩm Nê ở đây với tôi rất mới mẻ, giúp tôi biết thêm được một nét văn hóa truyền thống ở miền Trung", ông Nguyễn Văn Quân (57 tuổi, du khách Phú Thọ) cho hay.

 Nghề dệt chiếu Cẩm Nê (làng chiếu Cẩm Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) có nguồn gốc từ huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) được truyền vào miền Nam từ thế kỷ XV. Chiếu Cẩm Nê được làm từ cây cói, cây đay tại vùng đất Cẩm Nê. Bằng kỹ thuật và tâm huyết của những nghệ nhân, sợi cói, sợi đay trắng muốt được dệt thành những chiếc chiếu trơn, chiếu hoa với màu sắc bắt vang danh khắp vùng

Nghề dệt chiếu Cẩm Nê (làng chiếu Cẩm Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) có nguồn gốc từ huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) được truyền vào miền Nam từ thế kỷ XV. Chiếu Cẩm Nê được làm từ cây cói, cây đay tại vùng đất Cẩm Nê. Bằng kỹ thuật và tâm huyết của những nghệ nhân, sợi cói, sợi đay trắng muốt được dệt thành những chiếc chiếu trơn, chiếu hoa với màu sắc bắt vang danh khắp vùng

Du khách tìm hiểu và trải nghiệm nghề đan lát mây tre truyền thống

Du khách tìm hiểu và trải nghiệm nghề đan lát mây tre truyền thống

Nhiều du khách nhí hào hứng với hoạt động vẽ nón nghệ thuật...

Nhiều du khách nhí hào hứng với hoạt động vẽ nón nghệ thuật...

...và vẽ tranh dân gian

...và vẽ tranh dân gian

Không gian trải nghiệm ẩm thực địa phương, làm nghề truyền thống không chỉ mang đến cho du khách khi đến với TP. Đà Nẵng những trải nghiệm mới mẻ mà còn quảng bá văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống của Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung đến du khách trong nước và quốc tế, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của ẩm thực và nghề truyền thống Việt Nam.

Không gian trải nghiệm ẩm thực địa phương, làm nghề truyền thống không chỉ mang đến cho du khách khi đến với TP. Đà Nẵng những trải nghiệm mới mẻ mà còn quảng bá văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống của Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung đến du khách trong nước và quốc tế, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của ẩm thực và nghề truyền thống Việt Nam.

Vũ Lê

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/du-khach-thich-thu-trai-nghiem-am-thuc-va-nghe-truyen-thong-mien-trung-264315.html