Du lịch và môi trường song hành để phát triển

Hơn 10 năm trước, khi Ninh Bình có chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã có nhiều lo ngại hoạt động lưu trú, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch quá mức sẽ làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ vốn có, phá vỡ cân bằng sinh thái, giảm sút chất lượng môi trường. Tuy nhiên, đến nay với cách làm thận trọng và sáng tạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc huy động sự tham gia của doanh nghiệp, người dân để khai thác, bảo tồn cảnh quan, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa…, du lịch ở Ninh Bình lại đang thực sự 'nuôi dưỡng' môi trường sinh thái.

Các cháu nhỏ tham gia trải nghiệm làm thức ăn cho gấu tại Trung tâm bảo tồn gấu Ninh Bình.

Kỳ I. ĐIỂM NHẤN DU LỊCH XANH

Khác biệtvới sự nhộn nhịp của các đô thị lớn hay sự đông vui nơi miền biển, Tràng An népmình lại trong vẻ đẹp nhẹ nhàng cùng núi non xanh biếc. Vẻ đẹp thiên nhiên tĩnhlặng, trầm mặc cùng thời gian khiến nhiều người đã đến Tràng An vẫn muốn quaytrở lại. Điểm đặc biệt mà mỗi du khách khi đến đây đều ghi nhận đó là việc gìngiữ vệ sinh môi trường, từ đường phố, khu hàng quán tới bến đỗ xe đều rất xanhvà sạch. Để có được điều này, đều đặn hàng ngày, những người lái đò ở Tràng Anđã phải thay phiên nhau vớt rác, quét dọn.

Cùng với việc thu nạp được lực lượnglao động dôi dư và nhàn rỗi trong cộng đồng xã hội để làm những việc như vậy,Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường cũng đã bố trí kinh phí tu bổ, tôn tạo cácđiểm tham quan, di tích; nạo vét sông, ngòi, hang, động; xây dựng cơ sở hạ tầngtrong khu du lịch... trên cơ sở đảm bảo được sự phát triển bền vững, lâu dài vàkhông làm ảnh hưởng lớn đến sinh cảnh, sinh thái trong khu vực; phối hợp cùngtỉnh và các ngành ở Trung ương xây dựng hồ sơ trình UNESCO xem xét công nhậnTràng An là di sản thế giới; tổ chức tốt việc khai thác di sản phục vụ cho dulịch (thu phí tham quan; chở đò, vận chuyển khách; tổ chức các dịch vụ phục vụkhách...); giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong vùng di sảnvà thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định...

Ông Phạm Sinh Khánh, PhóGiám đốc Ban quản lý danh thắng Tràng An cho biết: Được UNESCO công nhận là Disản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 2014, tuy nhiên sự hiện hữu của Doanhnghiệp xây dựng Xuân Trường trong việc quản lý, khai thác các tài nguyên thiênnhiên, cũng như tài nguyên về văn hóa ở khu du lịch sinh thái Tràng An đã có từđầu những năm 2000.

Và chính doanh nghiệp cũng đã góp phần quan trọng đưa TràngAn đến với danh hiệu này. Sau đó, với tiềm lực mạnh về tài chính, nhân lực,Doanh nghiệp đã chung tay gánh vác nhiều trách nhiệm hơn cùng với Nhà nướctrong việc bảo tồn, duy trì, bảo vệ di sản, quảng bá đến cộng đồng và phát triểndu lịch.

Theo đánh giá chưa đầy đủ, sự đa dạng sinh học ở Tràng An ngày càngđược mở rộng, thể hiện ở sự phong phú về thành phần loài, về nguồn gen, đặcbiệt trong đó có nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm. Về thực vật, đếnnay, đã thống kê được tổng cộng 134 họ với 384 chi và 577 loài khác nhau.

Cácloài động vật ở Tràng An cũng vô cùng đa dạng. Hiện nay, nhân dân địa phươngcũng như khách du lịch vẫn còn gặp những bầy khỉ, sơn dương, cầy đổi màu, têtê, rái cá, mèo rừng, các loài chim, đặc biệt là rắn có mào trên đầu và phượnghoàng đất. Nhờ việc bảo tồn tốt đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiênnên lượng khách du lịch đến với Tràng An ngày một tăng.

Tiếp tụcquan điểm lấy thiên nhiên làm nền tảng cho sự phát triển du lịch, năm 2015,Ninh Bình khởi động việc xây dựng Công viên động vật hoang dã quốc gia, quy môhơn 1.000 ha với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng tại xã Kỳ Phú và Phú Long,huyện Nho Quan.

Mục tiêu chung là bảo tồn, cứu hộ, phát triển và lưu trữ nguồngen các loài động vật hoang dã, phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dụcmôi trường kết hợp với du lịch sinh thái; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phầngiảm nghèo bền vững cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế-xãhội.

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình là một trong những hạng mục đầu tiên của Côngviên được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2019. Đây là nơicứu hộ, chăm sóc các cá thể gấu đã từng bị lấy mật. Hiện, cơ sở đang chăm sóchơn 20 cá thể gấu ngựa được cứu hộ từ các trại nuôi gấu tư nhân và các vụ buônbán động vật hoang dã trái phép.

Được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn nuôigiữ hiện đại, nơi đây được coi là ngôi nhà lý tưởng, an toàn và phù hợp cho cáccá thể gấu. 4 khu bán hoang dã với tổng diện tích trên 22.000m2 tạo cho gấu khônggian sống gần với tự nhiên nhất, giúp gấu dần phục hồi bản năng của loài.

Đượctự do hoạt động ngoài trời, gấu có thể lựa chọn bơi lội trong hồ, leo trèo lêncác bậc sàn cao, tắm nắng ngoài bãi cỏ, chơi đùa cùng nhau, tìm kiếm thức ăn,hay trốn vào những nơi khuất để thư giãn. Đến tham quan nơi này, du khách có cơhội chứng kiến cảnh sinh hoạt ngoài trời của những chú gấu dễ thương từ cửa sổcủa Nhà quan sát, thưởng thức những món ăn ngon trong nhà hàng chay, mua sắmnhững món quà lưu niệm nhỏ, thân thiện với môi trường cho bạn bè và người thân.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của các nhóm du khách mong muốn tìm hiểu sâu hơnvề cuộc sống của gấu và công việc của những người chăm sóc gấu, Cơ sở bảo tồngấu Ninh Bình cung cấp dịch vụ giáo dục trải nghiệm như “Làm đồ ăn cho gấu”, “Embiết gì về gấu”…

Bà Ngô Mai Hương, Giám đốc Trung tâm bảo tồn động vật hoang dãNước Việt cho biết: Với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ FOUR PAWS Quốc tế -một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi động vật, chúng tôiđang tập trung hỗ trợ các loài động vật chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của conngười, động vật hoang dã bị nuôi nhốt trong các điều kiện không phù hợp với tậptính của loài.

Ngoài các hoạt động cứu hộ, mục tiêu xa hơn của chúng tôi là làmthế nào để người Việt Nam hiểu và tham gia các hoạt động giúp duy trì và pháttriển bền vững môi trường sinh thái.

Những nămgần đây, du lịch xanh đã trở thành xu hướng của ngành công nghiệp không khói ởnhiều nước trên thế giới, bởi có vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học,văn hóa cộng đồng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bêncạnh đó, nghiên cứu từ Tổ chức Trip Advisor cho thấy 34% số du khách sẵn sàngchi trả thêm để ở những khách sạn thân thiện với môi trường, 50% số du kháchquốc tế sẵn sàng chi trả thêm cho những công ty mang lại lợi ích cho cộng đồngđịa phương và hoạt động bảo tồn.

Điều này khẳng định, du lịch xanh không nhữnglà sự bảo đảm cho phát triển du lịch bền vững, mà còn là giải pháp giúp giatăng lượng khách có mức chi tiêu cao và có ý thức, hành động văn minh khi thamgia du lịch. Sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa - nhân văn đa dạng,Ninh Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch xanh.

Những cáchlàm như ở Quần thể danh thắng Tràng An, Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình hay VườnQuốc gia Cúc Phương, Khu đất ngập nước Vân Long, Khu du lịch hang Múa… đangngày càng hút khách du lịch, qua đó khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả củahướng đi này.

Hà Phương –Đào Duy

(Còn nữa)

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/du-lich-va-moi-truong-song-hanh-de-phat-trien-20200326080434149p15c43.htm