Dữ liệu việc làm mạnh mẽ nhấn chìm phố Wall
Phố Wall giảm mạnh vào phiên thứ Sáu (7/10), sau báo cáo việc làm vững chắc trong tháng 9 làm tăng khả năng Fed sẽ tiếp tục mạnh tay trong con đường tăng lãi suất, gây ra lo ngại sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái.
Bộ Lao động Mỹ báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 của Mỹ đã giảm xuống 3,5%, từ 3,7% của tháng trước. Khu vực phi nông nghiệp tăng thêm 263.000 việc làm, nhiều hơn con số 250.000 việc làm các nhà kinh tế mà Reuters dự báo.
Số việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và tăng trưởng tiền lương lành mạnh đối với thị trường lao động sẽ khiến các quan chức Fed có thể sẽ vẫn giữ quan điểm rằng lạm phát đang ở ở mức quá cao .
Trong thông điệp mới nhất về của các nhà hoạch định chính sách, Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết, cần phải tăng lãi suất nhiều hơn nữa để giải quyết lạm phát, một quá trình có thể sẽ làm tăng số lượng người không có việc làm.
Những người tham gia thị trường nhận định có 92% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% lần thứ tư tại cuộc họp vào ngày 1 và 2/11, so với con số 83,4% trước khi báo cáo việc làm được công bố.
Trong phiên này, chỉ số Philadelphia SE Semiconductor giảm 6,06%, sau khi AMD cảnh báo doanh thu sụt giảm của chip có thể tồi tệ hơn dự kiến.
Cụ thể, cổ phiếu AMD giảm 13,9% do ước tính doanh thu quý III của công ty thấp hơn khoảng 1 tỷ USD so với dự báo trước đó. Đây là cổ phiếu giảm giá lớn nhất trên Nasdaq 100.
Bất chấp phiên giảm sâu hôm thứ Sáu, một đợt tăng mạnh kéo dài hai ngày đầu tuần đã đẩy S&P 500, Dow và Nasdaq có tuần tăng điểm đầu tiên sau ba tuần thua lỗ liên tiếp.
Theo đó, Trong tuần, S&P 500 tăng 1,51%, Dow tăng 1,99% và Nasdaq tăng 0,73%.
Kết thúc phiên 7/10, chỉ số Dow Jones giảm 630,15 điểm (-2,11%), xuống 29.296,79 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 104,86 điểm (-2,80%), xuống 3.639,66 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 420,91 điểm (-3,80%), xuống 10.652,40 điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm mạnh vào thứ Sáu, sau dữ liệu việc làm tại Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ đã củng cố thêm cho con đường tăng lãi suất của Fed.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 1,18% xuống 391,67 điểm.
Daniela Hathorn, nhà phân tích thị trường tại Capital.com, cho biết: "Dữ liệu việc lạm của Mỹ không thực sự thay đổi bức tranh tổng thể. Thậm chí còn củng cố niềm tin rằng Fed vẫn dừng lại trong việc thắt chặt tiền tệ”.
Dù vậy, chỉ số STOXX đã tăng gần 1% trong tuần, do kỳ vọng rằng các ngân hàng trung ương lớn có thể chế ngự cách tiếp cận chính sách diều hâu của.
Phiên này, nhóm cổ phiếu công nghệ, vốn nhạy cảm với lãi suất đã giảm 4,3%, dẫn đầu mức giảm trong số các ngành STOXX 600. Theo sau là cổ phiếu bất động sản và công nghiệp, lần lượt giảm 2,4% và 2,3%.
Đáng chú ý là cổ phiếu Credit Suisse tăng 5,4%, sau khi bên cho vay cho biết họ sẽ mua lại tới 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3 tỷ USD) chứng khoán nợ cao cấp, thể hiện sức mạnh khi tìm cách trấn an các nhà đầu tư sau một tuần đầy biến động.
Kết thúc phiên 7/10: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 6,18 điểm (-0,08%), xuống 6.991,09 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 197,78 điểm (-1,59%), xuống 12.237,00 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 69,23 điểm (-1,17%), xuống 5.866,94 điểm.
Giá dầu thô tiếp tục tăng, được hỗ trợ bởi việc OPEC+ cắt giảm sản lượng khai thác dầu 2 triệu thùng/ngày.
Kết thúc phiên 8/10, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 4,19 USD/thùng (+4,52%), lên 92,64 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 3,50 USD/thùng (+3,57%), lên 97,92 USD/thùng.