Dự phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là biện pháp chủng ngừa
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trước đây, bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi có vắc xin tiêm phòng bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì số ca mắc bạch hầu đã giảm xuống.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trước đây, bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi có vắc xin tiêm phòng bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì số ca mắc bạch hầu đã giảm xuống.
Thời gian gần đây, số ca mắc bạch hầu đã gia tăng trở lại ở một số vùng không tiêm vắc xin phòng bệnh. Thông thường, người đã mắc bạch hầu sẽ có miễn dịch lâu dài, có thể bảo vệ suốt đời nếu không bị suy giảm miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch, do bệnh ác tính, HIV… Tỷ lệ tái nhiễm bệnh bạch hầu là khoảng 2-5%.
Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh lâm sàng, bệnh nhân có thể mang khuẩn một thời gian từ vài ngày đến 2 tuần hoặc từ 2 tuần đến 1 tháng. Vì vậy để tránh tình trạng gieo rắc vi khuẩn ra tập thể, bệnh nhân phải được cách ly và chỉ xuất viện khi cấy dịch hầu họng 3 lần âm tính cách nhau 5-7 ngày. Một số trường hợp khi miễn dịch không đủ mạnh, vẫn có khả năng bị lại một lần nữa.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cũng cho biết thêm, bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa bằng biện pháp bảo vệ các bệnh lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, dự phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là biện pháp chủng ngừa. Vắc xin phòng bạch hầu được tích hợp trong nhiều loại vắc xin kết hợp có thể chích cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến người lớn.