Đưa nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc vào cuộc sống
Ngày 12/3/2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc. Nghị quyết đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Giờ học của cô và trò Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Bình. Ảnh: Minh Quang
Trong đó, Tỉnhủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo củng cố và nângcao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc và miền núi, tập trungvào việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đôỉmới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc,các tổ chức chính trị-xã hội gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoáXI, XII) và Chỉ thị số 03, 05 của Bộ Chính trị (khóa XI, XII) về tiếp tục đâỷmạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... Chỉđạo phân công cấp ủy viên các cấp định kỳ về dự sinh hoạt chi bộ tại khu dâncư, trong đó có chi bộ khu dân cư vùng dân tộc thiểu số để nắm tình hình, tâmtư, nguyện vọng của đồng bào, kịp thời tháo gỡ khó khăn ở cơ sở; quan tâm việcđổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ, công tác phát triển đảng viên là người dântộc thiểu số. Đến nay, toàn tỉnh có 1.106 đảng viên là người dân tộc thiểu số,trong đó có 785 đảng viên đang sinh hoạt tại 126 chi bộ thôn, bản tại 9 xã cóđông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung.
Công tác quyhoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số thườngxuyên được coi trọng. Nhiệm kỳ 2016-2021, có 129 đại biểu HĐND các cấp là ngươìdân tộc thiểu số. Đã cử 150 người đi đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ,40 người học lý luận chính trị, 70 học sinh đi học các trường từ trung cấp đếnđại học; bố trí 6 công chức diện cử tuyển công tác tại các xã, thực hiện phâncông cán bộ mới tuyển dụng tăng cường cho các xã vùng dân tộc thiểu số...
Bám sát sự chỉđạo của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, căn cứ tình hình thực tế của địaphương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành các kế hoạch, chương trình,đề án khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Do đó,kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số tiếp tục có bước phát triển tích cực theohướng sản xuất hàng hóa, sản xuất lâm nghiệp phát triển toàn diện. Đáng ghinhận là đã thu hút đầu tư xây dựng một số nhà máy nhằm giải quyết việc làm,tiêu thụ nông sản ngay tại địa phương cho đồng bào dân tộc, góp phần tăngtrưởng cho cả vùng như: Nhà máy gạch tại các xã Quỳnh Lưu, Gia Tường; nhà máychế biến tinh bột sắn, nhà máy gỗ ván ép xã Sơn Lai; hình thành cụm côngnghiệp-tiểu thủ công nghiệp Phú Sơn, làng nghề ở các xã Gia Thủy, Văn Phú, PhúLộc, Sơn Hà, cụm công nghiệp xã Văn Phong thuộc huyện Nho Quan... ở một số nơiđã phát huy thế mạnh của địa phương, tập trung đầu tư phát triển du lịch-thươngmại-dịch vụ với nhiều sản phẩm đa dạng như: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, dulịch sinh thái kết hợp chữa bệnh bằng nước khoáng thiên nhiên, du lịch trảinghiệm văn hóa dân tộc...
Kết cấu hạ tầngđiện, đường, trường, trạm đã được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi choviệc giao thương kinh tế, phát triển sản xuất, cơ bản đảm bảo nhu cầu dân sinh.Đến nay, 100% xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm đến các thôn,bản; 70% số xã, 75% số thôn có đường giao thông đạt chuẩn. Dịch vụ tài chính,ngân hàng được phát triển đến 100% các xã; đã phủ sóng điện thoại di động đếntất cả các xã; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 70% số hộ đượcdùng nước sạch, 90% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh. Thu nhập bình quân đâùngười năm 2018 tăng gấp 4 lần so với năm 2003, số hộ nghèo giảm mạnh, tuổi thọbình quân tăng từ 68 tuổi (năm 2003) lên 74 tuổi (năm 2018). Đến nay, 100% xãphê duyệt quy hoạch chung và đề án xây dựng nông thôn mới; có 3/9 xã có đồngbào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung đã về đích nông thôn mới.
Các chính sách ưuđãi về giáo dục, y tế đối với người dân tộc thiểu số được triển khai đồng bộ.Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học từng bước được đầu tư, nâng cấp, cơbản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Gần 100% phòng học được kiên cố hóa, 100% treẻm trong độ tuổi ở cả 3 cấp học được đến trường, hoàn thành phổ cập giáo dụctiểu học đúng độ tuổi; các xã Thạch Bình, Kỳ Phú, Phú Long (huyện Nho Quan), xaYễn Sơn (thành phố Tam Điệp) đạt chuẩn quốc gia ở cả 3 cấp học; có 1 trường phổthông trung học dân tộc nội trú đạt chuẩn. Đến nay, 100% giáo viên trung học cơsở, 90% giáo viên tiểu học đạt chuẩn, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sởđạt 97,7%, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99%. Bệnh viện đa khoa tuyếnhuyện được đầu tư nâng cấp; 80% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% trạm ytế có bác sĩ, 100% thôn, bản có nhân viên y tế; đã cấp 21.390 thẻ bảo hiểm y tếcho đồng bào dân tộc thiểu số. Hoạt động truyền thông dân số và kế hoạch hoágia đình, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì thườngxuyên, không có dịch bệnh lớn xảy ra tại các xã vùng dân tộc thiểu số.
Tỉnh cũng đặcbiệt quan tâm chỉ đạo thực hiện xây dựng các thiết chế văn hóa, tập trung vàoviệc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống độcđáo của các dân tộc như: phục dựng các lễ hội; sưu tầm, lưu giữ bài hát củađồng bào dân tộc Mường, bảo tồn làng Mường truyền thống; lưu giữ cồng chiêng,nhà sàn, các trang phục dân tộc truyền thống; duy trì hoạt động của các đội vănnghệ thôn, bản; tham gia hội diễn văn nghệ dân tộc của khu vực; tạo môi trườngdiễn xướng, bảo tồn văn hóa các dân tộc nói chung, văn hóa các dân tộc thiểu sốnói riêng.
Có thể khẳngđịnh, kết quả của việc tích cực đưa nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc vàocuộc sống đã làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tin tưởng hơn vào sựlãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, góp phần quan trọng xây dựngkhối đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thốngchính trị trên địa bàn tỉnh.
Vân Giang