Đức: Giá khí đốt tiêu dùng có thể tăng gấp ba lần trong bối cảnh năng lượng phức tạp
Quan chức năng lượng Đức cho biết tình hình khí đốt của nước này ổn định, nhưng dự đoán người tiêu dùng sẽ phải trả giá cao hơn. Đồng thời, nói rằng Đức có thể tồn tại thêm 2 tháng rưỡi nữa mà không có khí đốt của Nga.
Hôm qua (25/6), quan chức năng lượng Đức ông Klaus Müller đưa ra cảnh báo rằng hóa đơn khí đốt của người tiêu dùng tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba do nguồn cung cấp khí đốt của Nga bị gián đoạn.
Ông chia sẻ với kênh ARD của Đức rằng việc tạm dừng bảo trì dự kiến đối với đường ống Nord Stream 1 - vận chuyển khí đốt của Nga trực tiếp đến Đức qua Biển Baltic, có thể khiến nguồn cung khí đốt bị tắt hoàn toàn.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến Đức phải đánh giá lại sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Ảnh: DW.
Ông Müller giải thích: “Hầu hết các trường hợp cuối cùng đều không mấy tốt đẹp và dẫn đến nguồn dự trữ khí đốt vào cuối mùa đông khan hiếm”.
Được biết, Nga đã giảm nguồn cung cấp khí đốt thông qua đường ống trên xuống chỉ còn 40% công suất. Quan chức năng lượng Đức kêu gọi mọi người thực hiện các bước ngay bây giờ để tiết kiệm năng lượng vì việc giảm thêm khí đốt của Nga có thể khiến hóa đơn năng lượng tăng gấp hai hoặc thậm chí gấp ba lần tùy thuộc vào công suất, nhu cầu của các tòa nhà.
"Mọi người trong ngành và các hộ gia đình đều có thể đóng góp vào việc tiết kiệm năng lượng, nếu giảm sử dụng jumper, vòi hoa sen, giảm nhiệt độ xuống một chút, tất cả những điều này đều hữu ích", ông nói.
Trong khi đó, động thái trên xảy ra là do Đức công khai ủng hộ Ukraine chống lại sự tấn công của Nga.
Các ngành công nghiệp phải đóng cửa?
Hôm thứ Năm tuần này, ông Müller cũng đưa ra dự đoán rằng Đức có thể xoay sở trong hai tháng rưỡi mà không có khí đốt của Nga vào mùa đông năm nay.
Ông nói với Maybrit: “Nếu các kho chứa ở Đức đầy đủ 100% về mặt toán học thì chúng tôi có thể hoàn toàn có thể sống mà không có khí đốt của Nga, nhưng nếu như ngược lại…chỉ trong khoảng hai tháng rưỡi, các bể chứa khí đốt sẽ trống rỗng.
Ông cho biết Đức cần phải hành động ngay bây giờ bằng cách tiết kiệm khí đốt và tìm các nhà cung cấp mới trong bối cảnh nguồn cung từ Nga đang bị hạn chế.
Trước đó, hôm thứ Năm (23/6), Đức đã bước vào giai đoạn thứ hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp, cho phép các nhà cung cấp chuyển chi phí cao cho người tiêu dùng, nhưng chỉ khi có sự chấp thuận chính thức của Bundesnetzagentur.
Ông Müller cho biết nếu Đức bước vào giai đoạn thứ ba của kế hoạch, đây chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả "khủng khiếp và nghiêm trọng" đối với ngành công nghiệp khí đốt. Theo giai đoạn này, Bundesnetzagentur sẽ phân phối khí đốt, ưu tiên các hộ gia đình tư nhân hơn các công ty năng lượng.
Bộ trưởng Kinh tế Đức kiêm Phó Thủ tướng Robert Habeck nói với tạp chí Đức Der Spiegel hôm thứ Sáu (24/6) rằng một số ngành công nghiệp sẽ phải đóng cửa nếu nguồn cung cấp khí đốt quá thấp vào mùa đông.
Ông nói: “Các công ty sẽ phải ngừng sản xuất, sa thải công nhân, chuỗi cung ứng sụp đổ, mọi người sẽ lâm vào cảnh nợ nần để trả các hóa đơn sưởi ấm, và chắc chắn người Đức sẽ trở nên nghèo hơn”.
Bên cạnh đó, ông cho rằng Nga đang cố tình chia rẽ đất nước ông, đồng thời nói rằng Đức không thể cho phép kế hoạch này hoạt động.
Đối mặt với khủng hoảng năng lượng
Được biết, Đức phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga. Mặc dù Đức và các nước thành viên EU khác đã áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga để đáp trả cuộc tấn công của nước này vào Ukraine, nhưng Berlin đã né tránh việc thực hiện lệnh cấm nhập khẩu khí đốt của Nga.
Đầu tháng này, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ sẽ giảm thêm nguồn cung cấp khí đốt cho Đức thông qua đường ống Nord Stream 1. Hơn thế nữa, tập đoàn năng lượng quốc doanh Nga Gazprom cũng đã giảm việc cung cấp khí đốt cho Pháp và Ý trong bối cảnh phải hứng chịu liên tiếp các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Để đa dạng hóa chiến lược năng lượng khỏi các nguồn của Nga, Đức gần đây đã ký kết hợp tác khí đốt với Qatar. Đức cũng đang tái khởi động các nhà máy than để tự cung tự cấp, làm chủ tình thế, bất chấp những hạn chế về môi trường.
Lê Na (Theo DW)