Đức lần đầu cung cấp hệ thống phòng không IRIS-T SLS đặc biệt

Sau khi viện trợ Ukraine hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T SLM, Đức đã giao cho Kyiv cả phiên bản tầm ngắn IRIS-T SLS.

Chính phủ Đức vừa thông báo cung cấp một đợt viện trợ quân sự khác cho Ukraine. Đặc biệt, lô hàng này bao gồm 2 hệ thống phòng không tầm ngắn IRIS-T SLS (lần đầu tiên được chuyển giao).

Chính phủ Đức vừa thông báo cung cấp một đợt viện trợ quân sự khác cho Ukraine. Đặc biệt, lô hàng này bao gồm 2 hệ thống phòng không tầm ngắn IRIS-T SLS (lần đầu tiên được chuyển giao).

Việc chuyển giao hệ thống phòng không tầm ngắn IRIS-T SLS đầu tiên từ Đức là một sự kiện quan trọng đối với Lực lượng vũ trang Ukraine.

Việc chuyển giao hệ thống phòng không tầm ngắn IRIS-T SLS đầu tiên từ Đức là một sự kiện quan trọng đối với Lực lượng vũ trang Ukraine.

Chính phủ Đức cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, họ đã lên kế hoạch cung cấp cho Ukraine 22 bệ phóng IRIS-T SLS và một số lượng lớn tên lửa đi kèm, sẽ được lấy trực tiếp từ kho của Quân đội Đức.

Chính phủ Đức cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, họ đã lên kế hoạch cung cấp cho Ukraine 22 bệ phóng IRIS-T SLS và một số lượng lớn tên lửa đi kèm, sẽ được lấy trực tiếp từ kho của Quân đội Đức.

Điểm đặc biệt của hệ thống phòng không này là tất cả các thành phần của nó được đặt trên xe thiết giáp BvS 10 thuộc loại "lưỡng cư" có khớp nối do BAE Systems sản xuất.

Điểm đặc biệt của hệ thống phòng không này là tất cả các thành phần của nó được đặt trên xe thiết giáp BvS 10 thuộc loại "lưỡng cư" có khớp nối do BAE Systems sản xuất.

Mỗi bệ phóng mang theo 4 tên lửa IRIS-T, tầm bắn và độ cao tấn công mục tiêu lần lượt là 10 km và 6 km. Để dẫn đường, radar Giraffe được sử dụng, khí tài này có phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 25 km và độ cao tối đa 10 km.

Mỗi bệ phóng mang theo 4 tên lửa IRIS-T, tầm bắn và độ cao tấn công mục tiêu lần lượt là 10 km và 6 km. Để dẫn đường, radar Giraffe được sử dụng, khí tài này có phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 25 km và độ cao tối đa 10 km.

Đáng chú ý là thuật toán dẫn đường của tên lửa IRIS-T rất thú vị, khi kết hợp việc sử dụng tham chiếu vệ tinh, kết hợp chế độ bay theo quán tính, cũng như nhận dữ liệu mục tiêu từ radar, và bản thân đạn đánh chặn còn có đầu tự dẫn hồng ngoại.

Đáng chú ý là thuật toán dẫn đường của tên lửa IRIS-T rất thú vị, khi kết hợp việc sử dụng tham chiếu vệ tinh, kết hợp chế độ bay theo quán tính, cũng như nhận dữ liệu mục tiêu từ radar, và bản thân đạn đánh chặn còn có đầu tự dẫn hồng ngoại.

Dựa trên dữ liệu của Military Balance 2023, cho đến nay chỉ có Thụy Điển sở hữu hệ thống phòng không tầm ngắn loại IRIS-T SLS (8 tổ hợp, theo định danh địa phương là RBS-98).

Dựa trên dữ liệu của Military Balance 2023, cho đến nay chỉ có Thụy Điển sở hữu hệ thống phòng không tầm ngắn loại IRIS-T SLS (8 tổ hợp, theo định danh địa phương là RBS-98).

Những tổ hợp IRIS-T SLS tầm ngắn sẽ kết hợp cùng IRIS-T SLM tầm trung tạo ra một lưới lửa phòng không rất khó bị xuyên thủng trên bầu trời Ukraine.

Những tổ hợp IRIS-T SLS tầm ngắn sẽ kết hợp cùng IRIS-T SLM tầm trung tạo ra một lưới lửa phòng không rất khó bị xuyên thủng trên bầu trời Ukraine.

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/duc-lan-dau-cung-cap-he-thong-phong-khong-iris-t-sls-dac-biet-post651056.html