Đừng chỉ ăn củ, lá của cây này cũng là loại rau quý như 'nhân sâm người nghèo', ở Việt Nam nhiều vô kể
Một loại rau quen thuộc hầu như chợ nào cũng bán có nhiều tác dụng cho sức khỏe như phòng bệnh tim mạch, ung thư. Loại rau này không tốn công chăm sóc, phát triển nhanh.
Một số lợi ích "vàng" của rau khoai lang, không phải ai cũng biết
Ngăn ngừa tế bào ung thư: Rau lang có đặc tính chống oxy hóa nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin…. Nghiên cứu ghi nhận, vận động viên dùng 200g rau lang mỗi ngày trong 1-2 tuần giảm quá trình oxy hóa lipid, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương. Đặc biệt nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ rau lang có tác dụng chống ung thư mạnh với các loại tế bào ung thư ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và phổi. Các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kỳ tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP tách chiết từ rau lang có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy.
Rất tốt cho huyết áp: Rau khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Trong dân gian, lá khoai lang còn được ví như "Sâm Nam". Cụ thể, lá khoai lang có nhiều kali, có thể giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa huyết áp cao. Tuy nhiên, bệnh nhân bị bệnh thận nên tránh uống nước dùng của nó.
Giá trị dinh dưỡng cao: Trao đổi với Vietnamnet, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Văn Giang (Hưng Yên), rau lang có tính bình, vị ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, vitamin B6 gấp 3 lần, riboflavin gấp 10 lần.
Y học cổ truyền cho rằng, rau lang không độc, thích hợp cho mọi đối tượng. Các tác dụng bao gồm nhuận tràng, chống táo bón, thanh nhiệt, phòng chống béo phì, tăng cường thị lực, bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ và di tinh ở nam giới... Đây được xem là loại rau phòng chống các bệnh viêm đường tiêu hóa, thậm chí ung thư.

Chất polyphenol dồi dào chứa trong lá khoai lang còn có thể ngăn ngừa tế bào ung thư. Ảnh minh họa.
Tăng cường thị lực: Lá khoai lang rất giàu vitamin A, có thể tăng cường thị lực. Bạn cũng có thể tham khảo công thức rau khoai lang non xào gan gà/ lợn để ngăn ngừa điều trị bệnh quáng gà.
Giải độc hiệu quả: Thanh lọc, làm sạch cơ thể là công dụng phổ biến của họ nhà rau. Đối với rau lang, diệp lục được ẩn chứa trong từng chiếc là khá cao, giúp cho máu được thanh lọc và độc tố không may hấp thụ cũng được đào thải ra. Với tính mát vị ngọt, rau lang có thể làm món ăn cho những ngày nóng hay cơ thể đang bốc hỏa.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ dồi dào trong lá khoai lang có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp đại tiện, cải thiện chứng táo bón và bệnh trĩ.
Tăng khả năng miễn dịch: Hàm lượng vitamin A trong lá khoai lang đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên liệu chúng ta thường ăn, và nó là một loại rau chống oxy hóa rất tốt. Vitamin A có thể duy trì sức khỏe của da và biểu mô bề mặt của đường hô hấp trên và giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong lá khoai lang cao gấp 5 đến 10 lần so với các loại rau thông thường cũng giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao khả năng miễn dịch.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Theo Tiền Phong, lá khoai lang rất giàu sắt, vitamin A, C và E. Ăn vừa phải có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người trong một ngày và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng dinh dưỡng trong rau khoai lang còn tốt hơn trong củ khoai lang rất nhiều. Ảnh minh họa.
Giảm cân hiệu quả: Lá khoai lang chứa nhiều chất xơ, đứng thứ 5 trong số các loại rau. Ngoài tác dụng lấy đi cholesterol trong cơ thể, nhiều chất xơ còn tạo cho bạn cảm giác no lâu và ít thèm tinh bột, lại ít calo nên rất thích hợp làm món ăn giảm cân.
Mặc dù rau lang tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên lạm dụng ăn nhiều bởi trong rau lang chứa lượng canxi khá lớn, nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận.
Cách chế biến rau khoai lang thơm ngon đưa cơm

Nộm rau khoai lang
Một đĩa nộm rau lang xanh mướt, thêm chút lạc rang giã dập bùi thơm, vị chua cay mặn ngọt hài hòa sẽ giúp bữa cơm ngày hè thêm phần phong phú.
Rau lang nhặt lấy phần cọng non, rửa sạch rồi cho vào nồi nước sôi già chần nhanh cho rau chín tới, vớt ra ngâm vào âu nước đá sạch.
Khi rau nguội, vớt ra để ráo nước. Việc sốc nhiệt này giúp rau lang xanh giòn, món nộm hấp dẫn hơn.
Pha sốt trộn nộm gồm mắm, đường, chanh (hoặc giấm) tỷ lệ 1:1:1 khuấy tan, thêm chút tỏi ớt băm nhỏ. Cho rau lang vào tô lớn, rưới nước trộn nộm vào đảo đều tay cho thấm vị. Sau vài phút chắt bỏ nước rồi thêm chút lạc rang giã dập, rau kinh giới (tùy chọn) rồi bày ra đĩa thưởng thức.
Rau khoai lang luộc
Để chế biến được món rau khoai lang giòn xanh mướt đầu tiên khi sơ chế nên nhặt lấy phần lá và cọng non, rửa sạch. Căn lượng nước ngập rau, thêm chút muối để tăng nhiệt độ sôi cho nước rồi bật bếp đun sôi. Khi nước sôi già, cho rau lang theo mẻ vào, dùng đũa tre hoặc gỗ nhấn chìm luộc chín tới, vớt ra để rổ thưa cho ráo nước, thoát nhiệt nhanh nên giữ được màu xanh, độ giòn ngon.
Chú ý không dùng đũa kim loại sẽ làm phá hủy vitamin C trong rau. Rau lang luộc chấm cùng mắm tỏi rất hợp vị. Nước rau lang luộc có thể tận dụng vắt thêm chanh vào dùng như nước rau muống luộc cũng khá ngon và nhuận tràng.
Trúc Chi (t/h)