Dùng dây thìa canh cần lưu ý gì?
Dây thìa canh nổi tiếng với tác dụng cân bằng đường huyết, hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường, có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô...
Dây thìa canh còn có tên khác là dây muôi, lõa ti rừng. Tên khoa học là Gymnema sylvestre thuộc chi Lõa ti Gymnema, họ Apocynaceae.
Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ và được sử dụng từ 2000 năm trước để trị bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam, loại cây này mới được tìm thấy vào năm 2006. Loại cây này ban đầu được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hóa.
Hiện nay loài cây này được quy hoạch trồng thành vùng tại Nam Định và Thái Nguyên. Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
1. Vì sao dây thìa canh có tác dụng tốt với bệnh đái tháo đường?
Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 (tên khoa học Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4) gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic.
Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh insulin, tăng hoạt lực của insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên.
Ngoài ra, trong dây thìa canh còn chứa peptide gumarin. Khi ăn và nhai lá dây thìa canh tươi thì peptide này lấp đầy thụ thể ở lưỡi, làm lưỡi không hấp thu được đường glucose. Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này mất đi khi dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.
2. Lưu ý khi dùng dây thìa canh để hạn chế tác dụng phụ
Tuy các nghiên cứu hiện tại vẫn cho kết quả tích cực nhưng cũng nên chú ý khi sử dụng dây thìa canh để phòng tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, việc sử dụng thảo dược luôn được ưu tiên vì chúng đa phần là lành tính. Nhưng hiện nay dây thìa canh không được khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng này nên cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Một số trường hợp ít gặp như dị ứng hay cơ thể phản ứng lại với thuốc cũng mang đến nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng. Thêm vào đó là những loại thuốc đang sử dụng cũng có nguy cơ phản ứng lại công dụng của thuốc này nên cũng không thể tùy ý dùng chung với dây thìa canh.
Do dây thìa canh được phát hiện và công bố nhiều công dụng tốt với sức khỏe nên tình trạng làm giả cũng khó tránh. Do đó, người bệnh nên tìm mua dây thìa canh tại cơ sở chế biến dược liệu uy tín, đảm bảo chất lượng, tránh các sản phẩm bị tẩm ướp xử lý để chống mốc chống mọt.
3. Một số bài thuốc dùng từ dây thìa canh hỗ trợ trị đái tháo đường
Bài 1: Dây thìa canh 50g, nước sạch 1,5 lít. Đun sôi nhẹ trong 15 phút và chia làm 3 phần dùng trong ngày. Uống sau bữa ăn 15-20 phút (đây là thời điểm giúp bệnh nhân hạ đường huyết tốt nhất).
Bài 2:Dây thì canh 24g, khổ qua 16g, giảo cổ lam 12g, nấm linh chi 08g, lá sen 04g, khương hoàng 04g, tảospirulina o4g, hoài sơn 12g, ngũ vị tử 08g, mộc hương 08g. Sắc uống 01 thang/02 ngày (chia uống 03 lần/ngày trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ). Có thể dùng thường xuyên.
Kiêng kỵ: Khi dùng bài thuốc này nên kiêng đồ ăn cay nóng, sống lạnh, béo ngọt quá mức và các chất kích thích.
Bài 3: Dây thìa canh 24g, khổ qua 16g, đinh lăng 12g, rau sam 12g. Sắc uống 01 thang/ngày (chia uống 03 lần/ngày trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ).
Kiêng kỵ:Đồ ăn cay nóng, sống lạnh, béo ngọt quá mức, các chất kích thích.
Đối với người bệnh đái tháo đường cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý bỏ thuốc hay tăng giảm liều dùng, khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Mời bạn xem tiếp video: