Dùng KOLs gây tranh cãi để trở thành 'bom tấn' nhưng lại bị tẩy chay
Ranh giới mong manh giữa 'tranh cãi' và 'tiêu cực'.
Nhiều người thường nói rằng chỉ cần có một chiếc điện thoại và biết dùng mạng xã hội, bạn liền có thể trở thành những người có sức ảnh hưởng (KOLs). Tất nhiên, sự thật không hẳn là như vậy. Song, có thể thấy rằng, hiện nay có vô vàn những người có sức ảnh hưởng, và họ thường không được kiểm chứng.
Tức là không giống như việc một người cần được cấp bằng để trở thành kỹ sư, giáo viên, bác sĩ, đơn giản bạn chỉ cần “nổi tiếng", bất chấp theo hướng tiêu cực hay tích cực. Mặt khác, nhiều nhãn hàng cũng không ngần ngại tiếp cận các KOLs cho các chiến dịch truyền thông của mình. Song, làm việc chung với KOLs hay tạo ra những nội dung tranh cãi có thể đang phản tác dụng.
Thương hiệu cố tình tạo ra tranh cãi?
Mục đích chính các nhãn hàng sử dụng các chiến dịch quảng cáo hay người có sức ảnh hưởng là để làm nổi bật thương hiệu, tiếp cận được khách hàng tiềm năng, thu hút và phát triển doanh nghiệp.
Quảng cáo thành công nâng cao nhận thức về sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu. Ngoài ra, nó vẽ nên một bức tranh thú vị về cuộc sống của khách hàng sẽ như thế nào nếu thương hiệu trở thành một phần trong đó. Đây cũng chính là có rất nhiều nhãn hàng đã tìm đến KOLs để có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Mặt khác, đôi lúc các thương hiệu sẽ dùng những nội dung hay KOLs gây tranh cãi. Nó khơi dậy cảm những cảm xúc mạnh mẽ và truyền cảm hứng cho các cuộc thảo luận sôi nổi, nếu không muốn nói là những lần tranh cãi “nảy lửa". Nó chắc chắn thu hút sự chú ý của mọi người, cho dù họ có thích những gì đang thấy và nghe hay không. Đây cũng là lý do tại sao nhiều KOLs thường xuyên đưa ra các quan điểm gây tranh cãi để nhiều người biết đến hơn.
Tất nhiên, tranh cãi không phải lúc nào cũng xấu. Đôi khi, đó là điểm khởi đầu của những cuộc trò chuyện hiệu quả và là chất kết dính hữu ích. Quảng cáo hay sử dụng KOLs gây tranh cãi khai thác sức mạnh không thể phủ nhận của tranh cãi để buộc khán giả chú ý đến thương hiệu đằng sau nó.
Tuy nhiên, có một ranh giới mong manh giữa việc nổi bật so với phần còn lại theo hướng tích cực và khả năng gây ấn tượng sai với khách hàng mục tiêu của nhãn hàng. Và ranh giới đó dễ dàng vượt qua hơn rất nhiều so với những gì nhiều nhà tiếp thị nghĩ cho đến khi quá muộn.
Có rất nhiều chiến lược quảng cáo gây tranh cãi đã phản tác dụng và khiến nhãn hàng sập đổ hoàn toàn. Hoặc việc sử dụng sai KOLs, không phù hợp mục tiêu, KOLs gặp rắc rối trong thời gian quảng bá đã khiến nhãn hàng mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để giải quyết.
Dù vậy, có rất nhiều nhãn hàng vẫn bất chấp việc có thể gặp phải kết quả tiêu cực vẫn tiếp tục làm việc với các KOLs có khả năng tranh cãi. Đơn giản là bởi vì nếu rơi vào lựa chọn đúng đắn, nhãn hàng có thể thu hút được rất nhiều khách hàng biết đến tên thương hiệu của mình - dù là tiêu cực.
Gặp phải KOLs tiêu cực vì thiếu cẩn thận trong khâu lựa chọn
Hiện nay, có rất nhiều các để người dùng mua “followers" - người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Một số thương hiệu không biết rõ hơn sẽ làm việc với những người có ảnh hưởng, vì lượng người theo dõi lớn tức là tiếp cận nhiều đối tượng hơn mà không cần kiểm tra lại tính xác thực thông tin... Những người có ảnh hưởng này đang gây tranh cãi vì số lượng người theo dõi của họ bị thổi phồng, do đó các thương hiệu sẽ không nhận được số lượng tiếp cận hoặc tỷ lệ tương tác mà họ mong đợi.
Bên cạnh đó, bởi vì số lượng KOLs ngày càng đông, do đó thương hiệu rất dễ tiếp cận với phương thức tiếp thị này. Chi phí bỏ ra để thuê người có sức ảnh hưởng khá vừa phải, thậm chí họ có thể làm việc với nhiều KOLs cùng một lúc. Điều này, dẫn đến việc thương hiệu thường ký kết và làm việc mà không tiếp xúc với KOLs đủ lâu để hiểu phong cách làm việc của họ.
Điều này dẫn đến xác suất các thương hiệu gặp phải KOLs tiêu cực, tạo ra những cuộc thảo luận gây tranh cãi không hiệu quả trên mạng xã hội là rất cao. Văn hóa tẩy chay là một thông lệ phổ biến trên internet. Nói một cách đơn giản, về cơ bản, nó là một hành động tẩy chay các thương hiệu nhưng được sử dụng nhiều hơn để nhắm mục tiêu vào một cá nhân, trong trường hợp này là những người có ảnh hưởng. Văn hóa tẩy chay nổi tiếng rộng rãi do tính hiệu quả của nó. Khi một người có ảnh hưởng làm điều gì đó gây tranh cãi, phần lớn người dùng mạng xã hội sẽ trở thành thẩm phán, bồi thẩm đoàn và đao phủ. Một cuộc tẩy chay ở nhiều quy mô khác nhau sẽ bắt đầu, một số thậm chí còn đạt đến mức các thương hiệu hủy hợp đồng với những người có ảnh hưởng nói trên.
Thông thường, các thương hiệu sợ văn hóa tẩy chay? Một số thương hiệu nhanh chóng xử lý sự tiêu cực từ bằng cách ngay lập tức rút tên và tách người nổi tiếng ra khỏi tên thương hiệu.
Dù có những kết quả xấu trong việc sử dụng KOLs bừa bãi, thiếu kiểm soát, song có nhiều thương hiệu vẫn tiếp tục chạy đua trong chuyện thuê KOLs. Họ coi trọng số lượng hơn chất lượng và điều này cũng đẩy các doanh nghiệp vào rủi ro. Song, họ vẫn bất chấp và làm việc với những KOLs có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực, bởi vì nếu “may mắn" kết quả có thể ngoài sức mong đợi, trở thành “bom tấn" trong truyền thông.
Song, thông thường chẳng có mấy ai may mắn, nhưng nhiều người vẫn tình nguyện đặt cược.
Nguồn: Theo Rockcontent, Getkobe