Đừng quên ăn những món này để 'diệt sâu bọ' ngày Tết Đoan ngọ

Vào ngày Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) hàng năm, các bà mẹ tất bật chuẩn bị nhiều món ăn để cả nhà cùng 'giết sâu bọ', trong đó không thể thiếu cơm rượu nếp, bánh tro, trái cây đầu mùa…

Theo quan niệm dân gian, vào tháng 5 âm lịch, thời tiết bắt đầu oi bức và khó chịu. Sự chuyển giao giữa hai mùa khiến sâu bọ, côn trùng được dịp phát triển, gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Do đó, mọi người nên ăn những thức ăn có tác dụng dễ tiêu, giải nhiệt, đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng, để diệt sâu bọ.

Cơm rượu nếp

Một trong những món ăn nhất định phải có trong dịp Tết Đoan ngọ là cơm rượu nếp. Với hương thơm dịu, vị ngọt nồng, pha lẫn cảm giác tê tê trong miệng, món ăn này được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Ảnh: IT

Một trong những món ăn nhất định phải có trong dịp Tết Đoan ngọ là cơm rượu nếp. Với hương thơm dịu, vị ngọt nồng, pha lẫn cảm giác tê tê trong miệng, món ăn này được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Ảnh: IT

Người xưa quan niệm rằng, khi bụng đói, ăn cơm rượu nếp ngây ngất men nồng sẽ làm cho các "chú sâu" gây hại trong cơ thể "say lử đử" rồi chết. Còn theo góc nhìn khoa học, ăn cơm rượu cả nước và cái không những giúp bồi bổ cơ thể mà còn khiến chúng ta ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa, đồng thời đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư, tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp… Ảnh: IT

Người xưa quan niệm rằng, khi bụng đói, ăn cơm rượu nếp ngây ngất men nồng sẽ làm cho các "chú sâu" gây hại trong cơ thể "say lử đử" rồi chết. Còn theo góc nhìn khoa học, ăn cơm rượu cả nước và cái không những giúp bồi bổ cơ thể mà còn khiến chúng ta ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa, đồng thời đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư, tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp… Ảnh: IT

Mỗi miền có cách chế biến cơm rượu khác nhau. Miền Bắc dùng nếp cẩm để hạt tơi, miền Trung thường ép cơm rượu thành từng khối, còn miền Nam sẽ vo viên tròn. Dù được làm theo hình thức nào, thì cơm rượu nếp cẩm nói riêng hay các loại cơm rượu nói chung, vào ngày này, đều có một mục đích chính là giết sâu bọ, phòng trừ dịch bệnh. Ảnh: IT

Mỗi miền có cách chế biến cơm rượu khác nhau. Miền Bắc dùng nếp cẩm để hạt tơi, miền Trung thường ép cơm rượu thành từng khối, còn miền Nam sẽ vo viên tròn. Dù được làm theo hình thức nào, thì cơm rượu nếp cẩm nói riêng hay các loại cơm rượu nói chung, vào ngày này, đều có một mục đích chính là giết sâu bọ, phòng trừ dịch bệnh. Ảnh: IT

Thịt vịt

Món thịt vịt thường bị nhiều người "tẩy chay" đầu năm, đầu tháng nhưng lại trở thành món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ. Giữa tiết trời nắng nóng, oi bức, thịt vịt với tính hàn, mát giúp cân bằng thân nhiệt. Ảnh: Food

Món thịt vịt thường bị nhiều người "tẩy chay" đầu năm, đầu tháng nhưng lại trở thành món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ. Giữa tiết trời nắng nóng, oi bức, thịt vịt với tính hàn, mát giúp cân bằng thân nhiệt. Ảnh: Food

Hơn nữa, tháng 5 cũng là thời điểm vịt bắt đầu vào mùa, thịt sẽ béo và thơm ngon hơn, không còn mùi hôi. Ảnh: IT

Hơn nữa, tháng 5 cũng là thời điểm vịt bắt đầu vào mùa, thịt sẽ béo và thơm ngon hơn, không còn mùi hôi. Ảnh: IT

Dịp Tết Đoan Ngọ, các bà mẹ thường mua vịt về chế biến thành nhiều món ăn cho gia đình thưởng thức như vịt luộc, vịt quay, vịt om sấu, bún măng vịt, cháo vịt, gỏi vịt kèm chén nước mắm gừng... Ảnh: FB C.H.A

Dịp Tết Đoan Ngọ, các bà mẹ thường mua vịt về chế biến thành nhiều món ăn cho gia đình thưởng thức như vịt luộc, vịt quay, vịt om sấu, bún măng vịt, cháo vịt, gỏi vịt kèm chén nước mắm gừng... Ảnh: FB C.H.A

Bánh tro

Bánh tro có nhiều tên gọi như bánh ú, bánh tro (gio), bánh âm... tùy theo vùng miền. Gọi là bánh tro vì được làm từ bột gạo nếp ngâm trong nước tro của các củi các loại cây khô. Gọi là bánh âm vì có đặc tính tư âm, bổ âm, do chứa toàn nguyên vật liệu có tính âm (toàn bộ là thực vật và khoáng canxi, kali...). Ảnh: FB Đ.L.H

Bánh tro có nhiều tên gọi như bánh ú, bánh tro (gio), bánh âm... tùy theo vùng miền. Gọi là bánh tro vì được làm từ bột gạo nếp ngâm trong nước tro của các củi các loại cây khô. Gọi là bánh âm vì có đặc tính tư âm, bổ âm, do chứa toàn nguyên vật liệu có tính âm (toàn bộ là thực vật và khoáng canxi, kali...). Ảnh: FB Đ.L.H

Vào dịp Tết Đoan ngọ, loại bánh này sẽ phát huy cao độ tính năng cân bằng lại cơ thể, trung hòa bớt những độc hại trong cơ thể bởi dịp này, mọi người thường ăn nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu. Ảnh: FB Xuan Kieu Kado

Vào dịp Tết Đoan ngọ, loại bánh này sẽ phát huy cao độ tính năng cân bằng lại cơ thể, trung hòa bớt những độc hại trong cơ thể bởi dịp này, mọi người thường ăn nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu. Ảnh: FB Xuan Kieu Kado

Mỗi địa phương sẽ có kiểu gói bánh khác nhau, hình thuôn dài hoặc hình chóp tam giác nhỏ xinh. Phần bánh mềm dẻo được bao bọc bởi lớp lá tre hoặc lá chuối. Để tăng thêm phần cuốn hút khi ăn, mọi người nhớ chấm bánh với mật hoặc đường. Ảnh: IT

Mỗi địa phương sẽ có kiểu gói bánh khác nhau, hình thuôn dài hoặc hình chóp tam giác nhỏ xinh. Phần bánh mềm dẻo được bao bọc bởi lớp lá tre hoặc lá chuối. Để tăng thêm phần cuốn hút khi ăn, mọi người nhớ chấm bánh với mật hoặc đường. Ảnh: IT

Chè trôi nước

Đây món tuy đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, xuất hiện trong nhiều dịp quan trọng trong năm như Tết Hàn thực, các ngày đầu tháng âm lịch, ngày rằm... Và, Tết Đoan Ngọ cũng không thể thiếu món chè ngon này. Ảnh: Food

Đây món tuy đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, xuất hiện trong nhiều dịp quan trọng trong năm như Tết Hàn thực, các ngày đầu tháng âm lịch, ngày rằm... Và, Tết Đoan Ngọ cũng không thể thiếu món chè ngon này. Ảnh: Food

Những viên chè tròn, đều, nhiều màu sắc giúp mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ, bắt mắt hơn. Ảnh: IT

Những viên chè tròn, đều, nhiều màu sắc giúp mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ, bắt mắt hơn. Ảnh: IT

Một chén chè trôi nước ngon không thể thiếu vị ngọt của đường, vị bùi của lạc và vừng, vị thơm ngon của gừng và vị béo ngậy của nước cốt dừa. Ảnh: IT

Một chén chè trôi nước ngon không thể thiếu vị ngọt của đường, vị bùi của lạc và vừng, vị thơm ngon của gừng và vị béo ngậy của nước cốt dừa. Ảnh: IT

Trái cây tươi

Cũng theo quan niệm diệt sâu bọ, đẩy lùi dịch bệnh, các gia đình Việt Nam không thể bỏ quên những loại trái cây chín mọng, tươi mát theo mùa. Nếu như ở miền Bắc có mận, vải thiều, thì ở miền Nam sử dụng chôm chôm để ngày Tết Đoan ngọ thêm tròn vị, đủ đầy. Ảnh: IT

Cũng theo quan niệm diệt sâu bọ, đẩy lùi dịch bệnh, các gia đình Việt Nam không thể bỏ quên những loại trái cây chín mọng, tươi mát theo mùa. Nếu như ở miền Bắc có mận, vải thiều, thì ở miền Nam sử dụng chôm chôm để ngày Tết Đoan ngọ thêm tròn vị, đủ đầy. Ảnh: IT

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/dung-quen-an-nhung-mon-nay-de-diet-sau-bo-ngay-tet-doan-ngo-i4423.html