Dưới tán rừng già

Thanh Hóa, Nghệ An là 2 địa phương được thiên nhiên ban tặng nhiều khu rừng già mà đến nay vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, bí ẩn. Tại các khu rừng thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An), Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa), sau nhiều năm khám phá, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi.

Ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát, chia sẻ, những cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi được xem là “nóc” của các khu rừng. Dưới các “nóc” ấy là cả một thế giới với nhiều loài động thực vật sinh sống. Trong đó, có nhiều loài quý hiếm được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia, quốc tế như: Sao la, hổ, gấu, voi, tê tê, các loài thú móng guốc, linh trưởng…

Cũng vì sự phong phú, đa dạng của Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt… mà UNESCO đã công nhận miền Tây Nghệ An là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) vẫn còn giữ được nét nguyên sinh, chưa được khám phá

Rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) vẫn còn giữ được nét nguyên sinh, chưa được khám phá

Khỉ mặt đỏ và Nai trong Vườn quốc gia Pù Mát

Khỉ mặt đỏ và Nai trong Vườn quốc gia Pù Mát

Voi rừng và hổ Đông Dương được phát hiện tại Vườn quốc gia Pù Mát

Voi rừng và hổ Đông Dương được phát hiện tại Vườn quốc gia Pù Mát

Vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn của các cánh rừng già luôn thôi thúc sự khám phá, bảo vệ

Vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn của các cánh rừng già luôn thôi thúc sự khám phá, bảo vệ

Cây sa mu dầu quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An)

Cây sa mu dầu quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An)

Cây sa mu dầu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa) có đường kính gốc khoảng 4m, cao hơn 70m

Cây sa mu dầu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa) có đường kính gốc khoảng 4m, cao hơn 70m

DUY CƯỜNG

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/duoi-tan-rung-gia-794903.html