Ethiopia nâng cấp tên lửa SA-2 rất đơn giản, Việt Nam có thể làm?

Phương án nâng cấp tên lửa SA-2 của Ethiopia chủ yếu là tăng cơ động cho tổ hợp bằng việc đưa bệ phóng lên khung gầm xe bọc thép.

Jane's Defence Weekly cho biết, một bức ảnh chụp bệ phóng tên lửa SA-2 lắp trên khung gầm tăng T-54/55 xuất hiện trên trang mạng Garowe Oline của Somali hôm 19/4 đi cùng câu chuyện Tổng thống Somali viếng thăm tổ hợp công nghiệp vũ khí Gafat của Ethiopia. Nói đơn giản hơn, Ethiopia có thể đã tự nâng cấp tên lửa phòng không SA-2 huyền thoại mà nước này trong trang bị.

Jane's Defence Weekly cho biết, một bức ảnh chụp bệ phóng tên lửa SA-2 lắp trên khung gầm tăng T-54/55 xuất hiện trên trang mạng Garowe Oline của Somali hôm 19/4 đi cùng câu chuyện Tổng thống Somali viếng thăm tổ hợp công nghiệp vũ khí Gafat của Ethiopia. Nói đơn giản hơn, Ethiopia có thể đã tự nâng cấp tên lửa phòng không SA-2 huyền thoại mà nước này trong trang bị.

Tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) là thế hệ tên lửa đất đối không có điều khiển huyền thoại của Liên Xô. Ethiopia đã mua chúng từ những năm 1970 và vẫn còn sử dụng tới tận ngày nay. Ít nhất có đến ba trận địa SA-2 nằm ở Addis Ababa.

Tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) là thế hệ tên lửa đất đối không có điều khiển huyền thoại của Liên Xô. Ethiopia đã mua chúng từ những năm 1970 và vẫn còn sử dụng tới tận ngày nay. Ít nhất có đến ba trận địa SA-2 nằm ở Addis Ababa.

Nguyên bản tổ hợp tên lửa SA-2, các bệ phóng đạn là kiểu bệ cố định SM-90. Việc triển khai thu hồi rất mất thời gian, với những nơi có điều kiện giao thông kém thì lại càng khó khăn hơn.

Nguyên bản tổ hợp tên lửa SA-2, các bệ phóng đạn là kiểu bệ cố định SM-90. Việc triển khai thu hồi rất mất thời gian, với những nơi có điều kiện giao thông kém thì lại càng khó khăn hơn.

Thế nên, một số quốc gia trên thế giới hiện nay như Cuba, Ethiopia đã tiến hành nâng cấp đưa bệ phóng SM-90 lên khung bệ các loại xe tăng, phổ biến nhất là dùng loại T-54/55 để tăng tính cơ động.

Thế nên, một số quốc gia trên thế giới hiện nay như Cuba, Ethiopia đã tiến hành nâng cấp đưa bệ phóng SM-90 lên khung bệ các loại xe tăng, phổ biến nhất là dùng loại T-54/55 để tăng tính cơ động.

Phương án cải tiến SA-2 này được đánh giá là cho phép cơ động nhanh hơn, xa hơn, đặc biệt ở các khu vực có giao thông kém. Chúng tỏ ra hiệu quả hơn so với bệ phóng ban đầu, phải vận chuyển bằng xe cơ giới tới vị trí trận địa, rồi sau đó nạp tên lửa lên bệ.

Phương án cải tiến SA-2 này được đánh giá là cho phép cơ động nhanh hơn, xa hơn, đặc biệt ở các khu vực có giao thông kém. Chúng tỏ ra hiệu quả hơn so với bệ phóng ban đầu, phải vận chuyển bằng xe cơ giới tới vị trí trận địa, rồi sau đó nạp tên lửa lên bệ.

Việc sửa đổi bệ phóng tên lửa SA-2 được coi là công việc phức tạp nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Ethiopia từ trước tới nay.

Việc sửa đổi bệ phóng tên lửa SA-2 được coi là công việc phức tạp nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Ethiopia từ trước tới nay.

Hiện Việt Nam cũng đang sử dụng số lượng lớn tên lửa phòng không SA-2 dùng bệ cố định khiến thời gian triển khai – thu hồi rất lâu, không phù hợp với chiến tranh hiện đại. Việc đưa bệ lên xe tăng là giải pháp mà chúng ta nên tham khảo.

Hiện Việt Nam cũng đang sử dụng số lượng lớn tên lửa phòng không SA-2 dùng bệ cố định khiến thời gian triển khai – thu hồi rất lâu, không phù hợp với chiến tranh hiện đại. Việc đưa bệ lên xe tăng là giải pháp mà chúng ta nên tham khảo.

Hiện Việt Nam sử dụng phiên bản cải tiến S-75M Volga (NATO gọi là SAM-2M Volga) có tầm bắn 45km, độ cao bắn hạ mục tiêu lên tới 25km.

Hiện Việt Nam sử dụng phiên bản cải tiến S-75M Volga (NATO gọi là SAM-2M Volga) có tầm bắn 45km, độ cao bắn hạ mục tiêu lên tới 25km.

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su-viet-nam/ethiopia-nang-cap-ten-lua-sa-2-rat-don-gian-viet-nam-co-the-lam-677636.html