FAMAS được coi là biểu tượng vũ khí cá nhân của nền công nghiệp quốc phòng Pháp, súng có tốc bộ bắn cực nhanh, cơ động mạnh.
Đây được coi là một trong những khẩu súng trường tấn công hiện đại nhất của khối NATO.
Tuy vậy khẩu súng này cũng tồn tại một vài nhược điểm như thỉnh thoảng bị kẹt đạn, mặt khác khi bắn cường độ cao một số bộ phận của súng dễ bị vỡ.
Súng buộc phải sử dụng đạn vỏ thép vì cơ chế nạp đạn blowback quá mạnh có thể phá hủy vỏ đạn nếu làm bằng kim loại mềm hơn như đồng.
FAMAS G2 ra đời với nhiều ưu điểm và khắc phục được những đặc điểm trước đây, tuy nhiên chúng quá đắt đỏ để có thể trang bị đại trà.
Với tốc độ bắn tối đa lên tới 1.100 viên/phút, đây là khẩu súng trường tấn công bắn nhanh nhất thế giới.
FAMAS tham chiến lần đầu trong chiến dịch can thiệp ở Libya năm 1983-1984, hay còn gọi là hoạt động Manta.
Tiếp theo đó là chiến dịch Bão táp sa mạc, cũng như tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình có sự tham gia của lính Pháp ở Bosnia và cuộc chiến tại Afghanistan.
Tên gọi FAMAS là viết tắt của cụm từ Fusil d'Assault de la Manufacture d'Armes de St-Etienne - súng trường tấn công của nhà máy vũ khí Saint-Étienne.
Nhà máy chế tạo loại súng này là thành viên của Tập đoàn quốc phòng GIAT.
Súng trải qua thời kỳ “thai nghén” khá dài, các nhà thiết kế của Pháp gặp khá nhiều khó khăn trong việc theo đuổi thiết kế súng theo kiểu “bullpup”.
Quá trình phát triển kéo dài từ năm 1952 cho đến cuối năm 1978, loại súng này mới được chấp nhận vào trang bị.
Sẽ là không quá nếu như nói rằng, FAMAS là súng trường tiến công có thời gian phát triển lâu nhất thế giới.
FAMAS được thiết kế theo kiểu “bullpup” có nghĩa là tất cả bộ phận chuyển động, khóa nòng, hộp tiếp đạn đều nằm sau cò súng, sát báng súng.
Thiết kế này giúp tiết kiệm khối lượng và kích thước trong khi vẫn đảm bảo chiều dài của nòng súng theo yêu cầu.
Thiết kế kiểu “Bullpup” làm tăng khả năng cơ động của súng, đặc biệt là trong các không gian chật hẹp, cải thiện đường đạn và tăng tầm bắn hiệu quả.
Tuy nhiên nhược điểm là súng thiếu trọng tâm, khó sử dụng hơn các loại súng được thiết kế theo kiểu truyền thống.
FAMAS hoạt động theo nguyên tắc nạp đạn tự động trên cơ sở sử dụng áp lực khí thuốc nổ lên đáy buồng đạn để đẩy khóa nòng về sau và tống vỏ đạn ra ngoài, hay còn gọi là “blowback”.
Súng trường FAMAS sử dụng đòn bẩy giữ chậm để kiểm soát việc mở khóa nòng.
Buồng đạn, nòng súng và các thiết bị quan trọng được làm bằng vật liệu hợp kim thép đặc biệt được gia cố bằng sợi thủy tinh.
Điểm đặc biệt ở FAMAS là khóa nòng chỉ có 3 rãnh, trong khi hầu hết các súng trường khác đều có từ 4-6 rãnh.
Ốp lót tay phía trước được làm bằng nhựa tổng hợp, về sau được thay thế bằng vật liệu polime để tăng khả năng chịu nhiệt.
Ngoài ra, súng có thể gắn thêm chân chống phụ phía trước để tăng độ ổn định khi cần bắn các mục tiêu từ trên cao. Súng cũng có thể trang bị thêm lưỡi lê khi cần thiết.
FAMAS có tay kéo khóa nòng nằm phía trên, bộ phận này được bảo vệ bởi một tay cầm hình chữ U. Đây cũng là nơi đặt thước ngắm hoặc gắn thêm kính ngắm nếu cần.
Chế độ bắn của loại súng này có thể tùy chọn tự động hoàn toàn hoặc loạt ngắn 3 viên. Cơ chế này được kiểm soát bởi một nút xoay ngay dưới báng súng.
Súng có khả năng trang bị súng phóng lựu 40mm M203 tiêu chuẩn NATO. FAMAS sử dụng hộp tiếp đạn tùy chọn 25-30 viên, tầm bắn hiệu quả khoảng 300m.
Tầm bắn của súng được cải thiện đáng kể nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị ngắm mục tiêu ảnh nhiệt, tầm bắn hiệu quả tăng từ 600-1000 mét.
FAMAS được sản xuất với khá nhiều biến thể. F1 là biến thể sản xuất loạt đầu tiên với hơn 400.000 khẩu đã được xuất xưởng.
FAMAS G1 là biến thể cải tiến của FAMAS F1. FAMAS G2 biến thể sản xuất năm 1994