Frankfurt đến Dubai trong 90 phút? Châu Âu tham gia cuộc đua máy bay siêu thanh
Một công ty khởi nghiệp ở châu Âu đang thử sức với lĩnh vực máy bay siêu thanh, hứa hẹn thời gian hành trình hấp dẫn như từ Frankfurt đến Sydney trong 4 giờ 15 phút hoặc Memphis đến Dubai trong 3 giờ 30 phút.
Đã hai thập kỷ trôi qua kể từ khi kỷ nguyên của các chuyến bay thương mại siêu thanh kết thúc với lần hạ cánh cuối cùng của chiếc Concorde tại một sân bay ở miền tây nam nước Anh.
Giờ đây, một công ty khởi nghiệp siêu thanh ở châu Âu đang thử sức một lần nữa với lĩnh vực này, hứa hẹn thời gian hành trình hấp dẫn như Frankfurt đến Sydney trong 4 giờ 15 phút hoặc Memphis đến Dubai trong 3 giờ 30 phút.
Mô hình của Destinus là các chuyến bay chạy bằng hydro với tốc độ gấp năm lần âm thanh, giảm thời gian bay xuống dưới mức một phần tư so với hành trình hàng không thương mại hiện tại.
Có trụ sở chính tại Thụy Sĩ với đội ngũ khoảng 120 nhân viên trải rộng ở Tây Ban Nha, Pháp và Đức. Mặc dù Destinus chỉ mới được thành lập vào năm 2021 nhưng công ty này đã nhanh chóng đạt được những cột mốc quan trọng. Hai nguyên mẫu đầu tiên của Destinus đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm thành công và sắp bắt đầu thử nghiệm chuyến bay chạy bằng hydro. Nguyên mẫu thứ ba – Destinus 3 – sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối năm nay.
Martina Löfqvist, Giám đốc phát triển kinh doanh của công ty, đã liên lạc với CNN qua cuộc gọi video để giải thích mô hình của doanh nghiệp và lý do tại sao nhóm hy vọng mình có thể mở ra kỷ nguyên mới của nền du lịch siêu thanh.
Nhiên liệu
Ông Löfqvist nói: “Có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong khi các ứng cử viên hàng đầu khác trong lĩnh vực này như Boom Supersonic đang “tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các mô hình và hiểu cách thức hoạt động của nó cũng như cố gắng làm cho những chiếc máy bay có người lái này hoạt động, chúng tôi sẽ trực tiếp hướng tới các chuyến bay tự hành” Chiến lược là “phát triển máy bay không người lái với kích thước nhỏ trước khi chúng tôi mở rộng quy mô để phát triển thành cách mẫu máy bay chở hành khách hoặc phi công lớn”.
Hydro là nhiên liệu được Destinus lựa chọn do đây là nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo, sản xuất ngày càng rẻ và có khả năng giúp doanh nghiệp thực hiện các tham vọng về tốc độ và quãng đường. Lĩnh vực hàng không chạy bằng hydro vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, động cơ phản lực hydro vẫn chưa được đưa vào sử dụng trong thương mại thương mại. Được biết, Airbus hiện đang phát triển một động cơ phản lực hydro với lộ trình bắt đầu thử nghiệm chuyến bay vào năm 2026.
Löfqvist cho biết: “Chúng tôi cố gắng đi những quãng đường rất, rất xa với phương tiện của mình. Và đó sẽ là những chuyến bay từ châu Âu đến Úc với tốc độ Mach 5. Sử dụng dầu hỏa có nghĩa là phương tiện sẽ trở nên khá nặng, trong khi hydro là rất nhẹ. Mặt khác, Hydrogen cũng có mật độ năng lượng cao hơn nhiên liệu máy bay truyền thống.
Thiết kế
Các nguyên mẫu Destinus là những chiếc máy bay có phần thân pha trộn ở dạng waverider — một thiết kế siêu thanh lần đầu tiên được hình thành vào những năm 1950 nhưng chưa bao giờ được đưa vào sản xuất — với nguồn gốc Thụy Sĩ/Pháp của công ty được thể hiện qua màu sơn lấy cảm hứng từ dãy núi Alps.
Löfqvist cho biết hình dạng cổ điển này đã “được nghiên cứu trong rất nhiều năm. Mục đích của thiết kế này là để máy bay có thể di chuyển trên các đợt sóng xung kích được tạo ra từ chính máy bay. Đó là một hình dạng khá hiệu quả, có thể sử dụng ít nhiên liệu hơn để bay vì có ít lực cản hơn với không khí”.
Đương nhiên, với mọi nguyên mẫu mới, Destinus đều tinh chỉnh thiết kế.
Nguyên mẫu sắp tới, Destinus 3, sẽ có tốc độ siêu thanh và hy vọng là nó sẽ đạt được chuyến bay siêu thanh chạy bằng năng lượng hydro vào năm 2024. “Đây là một phương tiện khá đồ sộ”, Löfqvist nói. “Nó có cùng kích thước với nguyên mẫu trước đó về chiều dài khoảng 10 mét (dài), nhưng nó nặng hơn gấp 10 lần và có lẽ cũng phức tạp hơn gấp 20 lần về cấu trúc và hệ thống đẩy”.
Theo lộ trình là đến những năm 2030, công ty sẽ sẽ tung ra loại máy bay quy mô nhỏ hơn, chở được khoảng 25 hành khách, loại máy bay này sẽ có một số hạn chế về tầm hoạt động và hoàn toàn tập trung vào khách hàng hạng thương gia.
Đến những năm 2040, phiên bản mở rộng của công ty sẽ có nhiều hạng, bao gồm cả hạng phổ thông. Destinus hy vọng rằng đến lúc đó “giá hydro sẽ giảm đáng kể, để sau đó chúng tôi có thể hạ giá của các chuyến bay”.
Tài chính
Các kế hoạch của công ty phụ thuộc khá nhiều vào sự thay đổi thất thường của thị trường hydro, Ông Löfqvist thoải mái thừa nhận rằng họ không kiểm soát được vấn đề, nhưng các chuyên gia cho rằng nguyên liệu đầu vào của Destinus vẫn sẽ giảm trong thời gian tới.
Tháng trước, Destinus đã mua lại công ty Hà Lan OPRA, hiện đổi tên thành Destinus Energy. Ông Löfqvist cho biết: "Điều này có nghĩa là chúng tôi đã có thể có doanh thu trong năm nay vì họ đã có các tuabin khí đã được xây dựng và được bán. Bây giờ chúng tôi không chỉ có công nghệ của hàng không siêu thanh, mà chúng tôi cũng có một số khía cạnh năng lượng trong công ty".
Vào tháng 4 năm 2023, Destinus cũng đã nhận được khoản tài trợ trị giá 26,7 triệu Euro (29,4 triệu USD) từ chính phủ Tây Ban Nha để mở rộng khả năng phát triển động cơ đẩy hydro – Destinus hy vọng khoản doanh thu bổ sung này sẽ giúp nhóm vượt qua những thách thức sắp tới. Ông Löfqvist nhấn mạnh rằng công ty đang hướng tới một cách tiếp cận “thực tế” bởi “hiện tại thị trường trường vốn đang khó khăn hơn một chút”.
Công ty Aerion có trụ sở tại Nevada, là một trong những đối thủ hàng đầu trong cuộc đua phát triển máy bay phản lực siêu thanh, đã thất bại vào tháng 5 năm 2021 và tuyên bố rằng "trong môi trường tài chính hiện tại, việc thu hút nguồn vốn mới đã trở nên vô cùng khó khăn".